• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cây gỗ tự nhiên trên đất vườn nhà có được phép khai thác?

(Chinhphu.vn) – Gia đình bà Nguyễn Thị Hằng (Lào Cai) có 600m 2 thổ cư nhưng chỉ xây nhà hết 200m 2 , còn 400m2 để làm vườn nhưng trên giấy tờ vẫn là thổ cư. Trên mảnh vườn này có cây gỗ phay nguồn gốc từ rất lâu, đường kính gốc 100cm. Bà Hằng hỏi, bây giờ bà muốn khai thác và bán thì có phải làm thủ tục không? Nếu có thì cần làm thủ tục gì và đến cơ quan nào?

07/08/2021 07:02

Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 99, Điều 100 Luật Đất đai và Điều 34 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (cây lâu năm) thì tài sản gắn liền với đất (cây lâu năm) thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được giao đất.

Việc khai thác thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì trường hợp cây gỗ tự nhiên còn sót lại trước thời điểm tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi hoặc không xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất, thì các cây gỗ tự nhiên trên đất thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đối với trường hợp này thì kiểm đếm, thống kê, lập hồ sơ báo cáo UBND tỉnh quyết định thu hồi tài sản theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đề nghị bà Hằng căn cứ nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Chinhphu.vn