Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Nhưng khi bà Trâm xin giấy xác nhận của phường thì bị từ chối vì người phụ thuộc chưa đủ 60 tuổi, chưa hết tuổi lao động.
Bà Trâm hỏi, tuổi thực tế được quy định là bao nhiêu, nếu là hết độ tuổi lao động thì tuổi lao động hiện tại là bao nhiêu?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Căn cứ điểm đ, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
đ) Cá nhân được tinh là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân thẳng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quả 1.000.000 đồng.
Căn cứ điểm 2, Điều 169 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định như sau:
"2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đổi với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ…".
Căn cứ quy định nêu trên, nếu mẹ ruột của bà Trâm đang trong độ tuổi lao động nhưng đáp ứng đồng thời quy định tại điểm đ1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì được tính là người phụ thuộc.