• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chấm dứt tình trạng cấp học nào cũng có trận Bạch Đằng

(Chinhphu.vn) - SGK lịch sử sau 2015 của Việt Nam liệu có khắc phục được tình trạng hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử sau mỗi kỳ thi, là vấn đề đặt ra đối với các nhà biên soạn khi thực hiện đổi mới chương trình SGK phổ thông.

05/11/2013 09:42
Ảnh minh họa: tienphong.vn
GS. Nguyễn Khắc Phi, nguyên Tổng Biên tập NXB Giáo dục, nhận xét định hướng đổi mới SGK môn Sử lần này đã khắc phục được tình trạng cấp nào cũng có trận Bạch Đằng, cấp dưới nói kỹ hơn cấp trên ở SGK phổ thông hiện hành.
Tuy nhiên, GS. Nguyễn Khắc Phi băn khoăn: “Có những cái không nói thì thiếu nhưng nếu nói lơ mơ thì chết như vấn đề biển đảo hiện nay. Những đổi mới cả dân tộc nên đưa vào SGK Lịch sử như thế nào. Đặc biệt là những vấn đề, những nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi có nên đưa vào SGK lịch sử hay không?”
Về quan điểm này, PGS.TS. Nghiêm Đình Vì, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định nguyên tắc chung khi viết SGK Lịch sử đó là những vấn đề đang tranh cãi thì không được đưa vào.
Dự kiến về cấu trúc SGK Lịch sử sau năm 2015 sẽ chia thành các phần như cấu trúc chung, mô hình cấu trúc cân đổi giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, cấu trúc các chương. Trong chương có các phần giới thiệu khái quát mục tiêu, nội dung, phương pháp và các yêu cầu giáo dục mà học sinh cần đạt được; phần nội dung cụ thể của chương, những kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu gốc, tài liệu, bài báo, tranh ảnh áp phích, bản đồ, biểu đồ…; phần hướng dẫn cách học bài, câu hỏi và bài tập, bài luận, tóm tắt kiến thức cơ bản, liên hệ lịch sử…
Hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đưa ra ngay sau mỗi nội dung tài liệu. Trong mỗi đơn vị bài học, học sinh sẽ được dẫn dắt từ đơn giản đến phức tạp, từ việc học lịch sử đến việc viết bài luận thể hiện những phân tích của cá nhân. Phần kết thúc chương có tóm tắt yêu cầu cơ bản hoặc ôn luyện, bổ sung tư liệu giúp học sinh mở rộng hiểu biết, trong đó có sự liên hệ kiến thức trong mỗi chương để gắn kết những kiến thức mà học sinh đã học với các môn học khác hoặc với các ngành nghề trong thực tiễn.
Ở bậc tiểu học, GS Nghiêm Đình Vì cho rằng nên chuyển từ học theo thông sử thành kể chuyện lịch sử, chủ yếu là lịch sử Việt Nam nhưng có kết hợp với các câu chuyện tiêu biểu của thế giới.
Ở cấp THCS, Lịch sử là phân môn trong môn khoa học xã hội gồm Lịch sử và Địa lý. Mục tiêu môn Lịch sử ở THCS là giúp học sinh hiểu được một cách tổng thể “dòng chảy” của lịch sử Việt Nam trong mối tương quan với lịch sử thế giới.
Còn ở bậc THPT, mục tiêu của môn Lịch sử ở THPT là trên cơ sở những hiểu biết lịch sử cơ bản đã được học từ THCS kết hợp với đặc điểm của lịch sử Việt Nam có được nhận thức tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc trong mối quan hệ với lịch sử thế giới; hiểu được lịch sử nước ta có những đặc trưng văn hóa đa dạng mặc dù có sự tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác trong quá trình phát triển và giao lưu với thế giới bên ngoài nhưng vẫn duy trì bản sắc của người Việt Nam. Việc xây dựng chương trình và viết SGK Lịch sử, chúng ta cần chú ý đến nội dung cả về chính trị và văn hóa...
Việc biên soạn SGK Lịch sử theo chương trình đổi mới SGK bắt đầu khởi động, hy vọng rằng những bộ sách mới ra đời sẽ khắc phục được tình trạng được nêu trong thông báo kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học môn Lịch sử tổ chức năm 2012: Chưa thể hiện rõ về mức độ khác nhau, yêu cầu cần đạt giữa các cấp, lớp khác nhau; cấu trúc chưa thật cân đối giữa nội dung giáo dục của các cấp học, giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, giữa lịch sử cổ-trung với lịch sử hiện đại...; nặng về lịch sử chiến tranh chống xâm lược; chưa cập nhật thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử; cách trình bày còn ít kênh hình, tư liệu lịch sử...

Duy Tuấn