• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chất bảo quản vắc xin Quinvaxem có ảnh hưởng sức khỏe?

(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Phan Quốc Quân (quocquanphan@...), thời gian gần đây có thông tin, vắc xin Quinvaxem là vắc xin thử nghiệm, hiện bị cấm sử dụng ở một số nước. Trong thành phần vắc xin có chứa thủy ngân làm chất bảo quản khiến nhiều trẻ bị sốc phản vệ, phản ứng sốt cao khi tiêm.

24/08/2015 11:00

Ông Quân muốn biết, việc trẻ sơ sinh được tiêm loại vắc xin này có ảnh hưởng tới sức khỏe về sau không? Khi nào sẽ có dịch vụ tiêm vắc xin 5 trong 1 trở lại?

Bộ Y tế trả lời ông Phạm Quốc Quân như sau:

Vắc xin Quinvaxem an toàn

Vắc xin Quinvaxem có thành phần kháng nguyên phòng 5 bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bệnh viêm màng não/viêm phổi nặng do vi khuẩn Hib gây ra do Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ thông qua UNICEF mua, cấp cho Việt Nam sử dụng từ năm 2010 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Số lượng vắc xin mỗi năm sử dụng là 4,5 triệu liều để tiêm cho khoảng 1,5 triệu trẻ em với 3 liều cơ bản vào lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Đây là vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền kiểm định về chất lượng.

Trên thế giới, hơn 400 triệu liều vắc xin này đã được sử dụng ở trên 40 nước và tại Việt Nam 22,5 triệu liều đã được sử dụng. Kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam cho thấy vắc xin này là an toàn, hiệu quả, đạt chất lượng, phù hợp để sử dụng trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Bản chất của vắc xin là có chứa kháng nguyên nên khi tiêm có thể xảy ra các phản ứng sau tiêm chủng từ nhẹ đến nặng đối với các cá nhân có cơ địa mẫn cảm.

Với vắc xin Quinvaxem, việc xảy ra phản ứng tại chỗ và toàn thân thường liên quan đến thành phần ho gà, tuy nhiên thành phần ho gà này không phải mới sử dụng mà đã được dùng trong chương trình TCMR từ năm 1984 (vắc xin DPT - phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván). Các phản ứng với trẻ em Việt Nam khi tiêm vắc xin DPT chủ yếu là đau tại chỗ tiêm (50%), sốt cao (12,5%); khóc dai dẳng (0,1-6%), sốc phản vệ (0,002%). Phần lớn các phản ứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.

WHO cho biết, các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng của vắc xin Quinvaxem là rất thấp, khoảng dưới 1,1/1 triệu liều sử dụng. Theo thống kê tỷ lệ tử vong sau tiêm vắc xin DPT ở Việt Nam (trước khi dùng Quinvaxem) là 0,6/1 triệu liều. Sau năm 2010, vắc xin DPT được thay thế bởi Quinvaxem thì tỷ lệ này là 0,17/1 triệu liều. Các kết quả đánh giá nguyên nhân phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trong thời gian qua đều cho thấy không liên quan đến chất lượng vắc xin, mà chủ yếu là do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng như nhiễm trùng huyết, viêm não-màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa.... (Theo thống kê của WHO tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào mỗi ngày là 70 trẻ).

Thực tế, các mẫu vắc xin Quinvaxem cũng đã được kiểm tra và khẳng định về tính an toàn tại Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế cũng như tại các phòng xét nghiệm quốc tế. Chất lượng và độ an toàn của vắc xin này tương đương với các vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ. Tỷ lệ tiêm vắc xin Quinvaxem trong TCMR năm vừa qua đạt trên 95%  ở trẻ em dưới 1 tuổi. Điều đó chứng tỏ người dân tin tưởng vào độ an toàn và chất lượng của vắc xin này.

Mặc dù kết quả kiểm tra cho thấy vắc xin Quinvaxem đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả nhưng việc xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem đã gây ảnh hưởng phần nào đến tâm lý của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng, thêm vào đó, thời gian gần đây, có một số gia đình đã chờ đợi vắc xin Hexa Infarix (6 trong 1) hoặc Pentaxim (5 trong1) trong khi vắc xin này không được các nhà sản xuất cung cấp đầy đủ, do đó trẻ không được tiêm chủng đúng lịch dẫn tới trẻ nguy cơ bị mắc bệnh truyền nhiễm do không được tiêm chủng.

Nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch của Chương trình TCMR

Để bảo đảm trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng, Bộ Y tế đã chỉ đạo việc triển khai tiêm chủng các loại vắc xin thuộc tiêm chủng mở rộng tương ứng với loại vắc xin dịch vụ bị thiếu tại các điểm tiêm chủng dịch vụ thuộc cơ sở Nhà nước trên cả nước từ ngày 9/3/2015, cụ thể là triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem và đến nay có khoảng 30.000 trẻ được tiêm loại vắc xin này tại các điểm tiêm chủng dịch vụ bảo đảm an toàn.

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là quyền lợi của trẻ em, vì vậy Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng theo đúng lịch của Chương trình TCMR, tránh tình trạng trẻ không được tiêm chủng dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm đồng thời là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.

Chinhphu.vn