• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chất lượng dân số được cải thiện nhiều mặt

(Chinhphu.vn) – Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực...

26/12/2022 18:12
Các thách thức lớn của ngành dân số - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương trao cờ thi đua của Bộ Y tế cho Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình các tỉnh, thành phố. Ảnh: VGP/HM

Ngày 26/12, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững".

Theo lãnh đạo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", để phát huy được lợi thế này, bảo đảm nguồn lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước thì điều kiện quan trọng và then chốt là cần nâng cao được chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chính vì vậy, để tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, Bộ Y tế đã chọn chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững" là chủ đề của Tháng hành động Quốc gia về dân số và hưởng ứng Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm nay.

Trong thời gian qua, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,6 tuổi vào năm 2021và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện.

Các thách thức lớn của ngành dân số - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/HM

Các thành tựu trong việc nâng cao chất lượng dân số có thể kể đến như: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) đều giảm mạnh. Năm 2020, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 13,9 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi là 22,3 trẻ tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống. Tỷ số chết mẹ giảm mạnh hiện chỉ còn 46 ca/100.000 trẻ sinh ra sống năm 2019.

Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Chiều cao ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi có sự thay đổi đáng kể, năm 2020 nam đạt 168,1cm, nữ đạt 156,2cm. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) năm 2020 còn 14,8%. Theo báo cáo phát triển con người, HDI của Việt Nam tăng qua các năm và đạt 0,704 điểm, đứng thứ 117/189 năm 2019.

Các thách thức lớn của ngành dân số

Tuy nhiên, ngành công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, từ việc chỉ tập trung giải quyết vấn đề kế hoạch hóa gia đình để ổn định quy mô dân số, nay công tác dân số phải đẩy mạnh việc giải quyết toàn diện các vấn đề cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, nhất là nâng cao chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Các thách thức mới đang đặt ra với ngành dân số là rất lớn, đó là mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh. Chỉ số HDI chưa cao, chậm được cải thiện. Tỉ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi và tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã được cải thiện nhiều những còn cao và chênh lệch nhiều giữa các vùng, miền. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Chất lượng dân số còn thấp…

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cũng chỉ rõ, bộ máy tổ chức của ngành dân số tại Trung ương cũng như địa phương có sự thay đổi là những nguyên nhân dẫn đến 3/3 chỉ tiêu cơ bản theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ (tuổi thọ bình quân và tỉ số giới tính khi sinh, tổng tỷ suất sinh) và 8/8 chỉ tiêu chuyên môn năm 2022 giao cho lĩnh vực dân số đều chưa đạt theo kế hoạch đề ra.

Vì vậy, với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Thứ trưởng đề nghị tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện thể chế, cụ thể xây dựng Luật Dân số bảo đảm tiến độ và chất lượng, trình Chính phủ để trình Quốc hội vào năm 2024, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc dự thảo và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 37-NQ/CP của Chính phủ.

Với các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác dân số ở cấp tỉnh, huyện, xã bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, chính quyền…

Hiền Minh