• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ mai táng phí đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thu Phương (TP. Hà Nội) hỏi: Trường hợp “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” từ trần thì cơ quan nào đứng ra tổ chức tang lễ? Chi phí cho lễ tang do cơ quan nào chịu trách nhiệm? Mai táng phí được tính như thế nào?

06/04/2016 09:02

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Phương như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lễ tang cho “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” khi từ trần với thành phần đại diện cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng và nhân dân nơi bà mẹ cư trú.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Văn bản số 12361/BTC-NSNN ngày 4/9/2014, việc tổ chức lễ tang “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” do ngân sách địa phương bảo đảm, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương để thực hiện.

Chế độ mai táng phí đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được thực hiện theo quy định của pháp luật về BHXH (bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chết, hiện nay mức lương cơ sở là: 1.150.000 đồng/tháng).

Chinhphu.vn