• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chế độ thai sản trong trường hợp công ty nợ BHXH

(Chinhphu.vn) - Bà Trần Thị  Kiều Trang (janisusaltran@...) làm việc tại 1 công ty, sinh con đã gần 5 năm nhưng chưa được lĩnh trợ cấp thai sản do công ty bị phá sản và nợ BHXH. Bà Trang hỏi, đơn vị khác mua lại Công ty rồi thanh toán nợ BHXH thì bà có được lĩnh số tiền này không?

13/09/2013 10:02

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Trưởng ban Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con và việc giải quyết chế độ thai sản đối với người lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động (quy định trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ), sau đó hàng quý quyết toán với cơ quan BHXH.

Với quy định trên, trường hợp như nội dung bà Trang trình bày thuộc trách nhiệm của Công ty bị phá sản, còn nợ tiền BHXH, không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Về việc thực hiện chế độ thai sản đối với trường hợp của bà khi có đơn vị khác mua lại Công ty và thanh toán khoản nợ BHXH: Do đây là trường hợp đặc thù, phát sinh trong thực tế, vì vậy đơn vị mới cần tập hợp hồ sơ, báo cáo với cơ quan BHXH nơi quản lý tham gia BHXH để xem xét, giải quyết.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân