Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Mẹ của bà Nguyễn Thị Minh Phương (Hà Tĩnh) là vợ liệt sĩ đã tái giá nhưng vẫn nuôi con ăn học đến khi trưởng thành, được nhận trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ. Mẹ của bà không được cấp thẻ BHYT và vừa qua cũng không được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Bà Phương hỏi, như vậy có đúng không?
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Nguyễn Trung Hòa (TP. Hà Nội) là bệnh binh mất sức lao động 61%. 5 năm trước bố của ông bị đột quỵ nên đến nay không thể tự chăm sóc cho bản thân. Ông Hòa hỏi, bố của ông được hưởng những chế độ gì? Mẹ của ông năm nay 70 tuổi là người trực tiếp chăm sóc cho bố của ông thì có được hưởng chế độ gì không?
(Chinhphu.vn) – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương vừa có văn bản phản hồi kiến nghị của ông Hoàng Văn Tản về việc giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tuất hằng tháng đối với bà Nguyễn Thị Hảo, là vợ liệt sĩ tái giá.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Đức Dũng (Hà Nội) nhập ngũ tháng 2/1981. Tháng 8/1981, ông được cử đi học sĩ quan không quân tại Nha Trang. Tháng 9/1984, ông tốt nghiệp, được cử về F371, E921 sân bay Đa Phúc. Tháng 11/1986, ông giám định sức khỏe, nhận kết quả bệnh binh loại III, mất sức 45%.
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Nguyễn Thanh Hải (Nghệ An) là thương binh hạng ¼. Bố ông mới từ trần. Ông Hải hỏi, bố của ông được hưởng những chính sách gì? Mẹ của ông đươc hỗ trợ như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Phan Văn Thành (Quảng Trị) là con liệt sĩ. Bố ông bị bệnh tai biến, nằm tại chỗ từ năm 2012 đến nay. Gia đình ông Thành có bà nội đang hưởng chế độ ưu đãi đối với vợ liệt sĩ.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Lương Văn Đạt (Thái Bình) là bệnh binh 2/3. Bố ông vi phạm pháp luật, bị cải tạo giam giữ 10 năm, nhưng thi hành án được 4 năm 2 tháng thì được đặc xá. Ông Đạt hỏi, bố của ông có được tiếp tục hưởng chế độ bệnh binh như trước không và khi từ trần có được hưởng chế độ mai táng phí không?
(Chinhphu.vn) – Ông Chu Văn Thành (Hà Nam) là con liệt sĩ. Trong thời gian bố của ông Thành tham gia cách mạng, mẹ của ông bị mất tích. Ông Thành ở với bà nội. Năm 1954, bà nội cho ông làm con nuôi gia đình khác. Năm 1955, bà nội ông Thành qua đời.
(Chinhphu.vn) – Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, cử tri các tỉnh Bình Định, Vĩnh Phúc đề nghị cơ quan chức năng sửa đổi Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 về căn cứ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Phạm Văn Nhiệm (Nghệ An) có thời gian tham gia chiến trường tại Thanh Hoá, bị thương ở vùng đầu do bị sập hầm, được chuyển về Viện Quân y 104 điều trị. Bác sĩ chẩn đoán bố của ông bị ảnh hưởng nặng đến thần kinh, mất 61% sức lao động.
(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Trọng Hữu làm giáo viên Trường THCS Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang từ tháng 9/2006-7/2010. Từ tháng 8/2010, ông công tác tại Trường THCS Phú Hữu, huyện An Phú, đã hưởng đủ trợ cấp lần đầu và các khoản phụ cấp khi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Hà Thu Lan (TP. Hà Nội) tham gia cách mạng từ năm 1945, được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Hai năm 1958. Bố của bà chết năm 1962. Bà Lan hỏi, gia đình bà có được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người được tặng thưởng Huân chương không?
(Chinhphu.vn) – Ông Lê Trung Nghĩa (tỉnh An Giang) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung về việc hưởng chế độ ưu đãi đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(Chinhphu.vn) – Bà Lê Thị Mười (tỉnh Kon Tum) hỏi: Trường hợp thương binh tỷ lệ thương tật 35%, nay bị mù, được xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng thì gia đình có được hưởng chế độ chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng không?
(Chinhphu.vn) – Ông Danh Cậy (tỉnh Kiên Giang) có thời gian tham gia hoạt động cách mạng, hiện không có các giấy tờ chứng minh nhưng có 4 người xác nhận đã tham gia cách mạng, từng bị tù đày 5 năm ở Côn Đảo. Đến nay ông Cậy chưa được hưởng chế độ ưu đãi nào.
(Chinhphu.vn) - Chị gái của ông Trương Thanh Liêm (tỉnh Hậu Giang) đang hưởng trợ cấp 775.000 đồng/tháng đối với người có công. Ông Liêm hỏi, chị ông có thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ nữa không?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Đỗ Trọng Nghĩa (tỉnh Thái Bình) bị nhiễm chất độc hóa học, được hưởng trợ cấp hơn 10 năm nay. Tháng 4/2016, bố ông sử dụng trái phép chất ma túy nên bị cắt trợ cấp. Ông Nghĩa hỏi, như vậy có đúng không?
(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Thẫm (Hưng Yên) tham gia thanh niên xung phong từ năm 1968 đến năm 1973. Hiện bà bị mất hết giấy tờ và chưa được hưởng chế độ gì. Bà Thẫm hỏi, trường hợp của bà cần làm thủ tục thế nào để được hưởng chế độ ưu đãi?
(Chinhphu.vn) – Ông Hoàng Long Giang (Đà Nẵng) nhập ngũ năm 1970 tại Binh đoàn 12 Trường Sơn, đóng trên địa bàn Quảng Trị. Năm 1984, ông chuyển ngành. Năm 2014, ông Giang nhập viện 2 lần do bị bệnh tiểu đường tuyp 2. Ông hỏi, ông có được hưởng chế độ người bị nhiễm chất độc da cam không? Nếu được thì thủ tục thế nào?
(Chinhphu.vn) – Bà Phạm Thúy (Thái Bình) hỏi: Bà nội tôi là vợ liệt sĩ tái giá, được hưởng chế tuất hàng tháng. Tháng 1/2016, bà tôi chết, vậy, trường hợp của bà nội tôi sau khi chết có được hưởng chế độ gì không?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Lê Văn Bảy (Tiền Giang) tham gia du kích xã trong kháng chiến chống Mỹ, bị địch bắt, đày ra Côn Đảo từ năm 1970 đến năm 1975. Bố ông không có giấy xác nhận ra tù, hiện gia đình chỉ còn giữ những lá thư có đóng dấu mộc của bố ông ở Côn Đảo gửi về.
(Chinhphu.vn) – Mẹ của ông Đào Xuân Sỹ (Quảng Trị) được tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba, hưởng chính sách như thương binh và được tặng Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị bắt tù, đày. Ông Sỹ hỏi, mẹ ông có được hưởng chế độ đối với người hoạt động cách mạng bị bắt tù, đày không?
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Bùi Thị Minh Đức (Phú Thọ) là bệnh binh, đã chết năm 1993. Tháng 8/2015, mẹ của bà đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tuất nhưng đến nay chưa được giải quyết. Bà Đức hỏi, theo quy định, thời gian giải quyết hồ sơ là bao nhiêu lâu?
(Chinhphu.vn) – Ông nội của ông Trần Toại Tâm Linh (Quảng Nam) tham gia kháng chiến, có thời gian bị địch bắt giam tại Cù Lao Chàm. Sau khi xuất ngũ, ông nội của ông Linh chưa làm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách và tặng Huân chương kháng chiến.