• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Căn cứ xác nhận người hoạt động kháng chiến

(Chinhphu.vn) – Ông Danh Cậy (tỉnh Kiên Giang) có thời gian tham gia hoạt động cách mạng, hiện không có các giấy tờ chứng minh nhưng có 4 người xác nhận đã tham gia cách mạng, từng bị tù đày 5 năm ở Côn Đảo. Đến nay ông Cậy chưa được hưởng chế độ ưu đãi nào.

29/04/2017 15:02

Ông Cậy hỏi, để được hưởng chế độ đối với người có công, ông cần làm những thủ tục gì và liên hệ với cơ quan nào?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 và Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì căn cứ để xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là có một trong những giấy tờ sau đây ghi rõ thời gian tù và nơi bị tù:

- Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 1/1/1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ BHXH có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.

- Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 1/1/1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

- Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 1/1/1995 trở về trước.

- Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

Đối chiếu các quy định nêu trên, thì trường hợp ông Danh Cậy chỉ có Giấy xác nhận của người tham gia cách mạng bị địch bắt tù, đày không thuộc một trong những giấy tờ làm căn cứ xem xét giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Đồng thời, nhà tù Côn Đảo chưa có trong Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù trong các cuộc kháng chiến được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, trường hợp của ông Danh Cậy chưa có đủ căn cứ để xem xét xác nhận giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Nếu còn vướng mắc, đề nghị ông liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi cư trú) để được xem xét, hướng dẫn, trả lời cụ thể.

Chinhphu.vn