• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-28/1/2022

(Chinhphu.vn) - Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/2/2022 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ; phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia... là những thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-28/1/2022.

29/01/2022 07:00
Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 22-28/1/2022 - Ảnh 1.

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/2/2022 đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định nêu rõ: Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a- Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c- Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d- Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Mức giảm thuế giá trị gia tăng như sau:

1- Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định ở trên.

2- Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định trên.

Các quy định trên được áp dụng từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của Vùng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển.

Sử dụng, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác bị phạt tới 60 triệu đồng

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. 

Theo Nghị định số 14/2022/NĐ-CP các hành vi sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân; thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác bị phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng thay vì từ 20 - 30 triệu đồng (theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030".

Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025, đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học. Cụ thể, về tiếp cận giáo dục trực tuyến, 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định 138/QĐ-TTg ngày 26/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Theo đó, bổ sung thêm mục tiêu cụ thể của đề án là: Đến năm 2025, cơ sở dữ liệu 4.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 400 công nghệ được chuyển giao; 10 công nghệ được giải mã, làm chủ; 4.000 cán bộ, kỹ thuật viên, quản trị viên trong các doanh nghiệp, tổ chức được tập huấn, đào tạo về tìm kiếm công nghệ, giải mã làm chủ công nghệ, đánh giá công nghệ, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến; thiết lập mạng lưới 200 đối tác công nghệ quốc tế; số lượng dự án FDI có chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước tăng trung bình 10%/năm; 30% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển giao, hấp thụ công nghệ.

Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia 

Phó Thủ tướng Vũ Đam đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030".

Theo đó, mục tiêu của Chương trình đến năm 2025, hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học (gồm tiếng Bahnar, Chăm, Ê đê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái); bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn…

Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo đó, có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: 1- Năng lượng; 2- Giao thông vận tải; 3- Xây dựng; 4- Các quá trình công nghiệp; 5- Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất; 6- Chất thải.

Có 1662 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành công thương; 70 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành giao thông vận tải; 104 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành xây dựng; 76 cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

Tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã đồng ý chủ trương việc tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách đến các địa bàn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán; đồng ý việc tiếp tục áp dụng các biện pháp xét nghiệm, phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 10688/BYT-MT của Bộ Y tế và thông lệ quốc tế (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay).