• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 11/2021

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 11/2021.

02/12/2021 18:01

Tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này vào nước ta

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Công điện số 8149/CĐ-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 7/11/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chỉ đạo, hướng dẫn BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 các cấp chuẩn bị phương án, kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn linh hoạt, khoa học, hiệu quả; tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Y tế thực hiện phân bổ khẩn trương số vaccine đã tiếp nhận, chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm vaccine ngay khi nhận được, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng hỗ trợ các địa phương tiêm vaccine nhanh nhất có thể.

Các bộ, ban chỉ đạo phòng, chống dịch, UBND các cấp tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe...; yêu cầu thực hiện nghiêm an toàn covid; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vaccine mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.

Điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, Chính phủ ban hành Nghị quyết 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.

Về chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao, Nghị quyết quy định chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/ người/ ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19, nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trừ trường hợp: Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động).

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ người/ ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm: Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm COVID-19; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm COVID-19; người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế; người làm nhiệm vụ bảo vệ.

Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ người/ ngày được áp dụng đối với: Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động); người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SARS-CoV-2; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm SARS-CoV-2; người vận chuyển người nhiễm COVID-19, bệnh phẩm; người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong nhiễm SARS-CoV-2...

Chế độ quy định trên được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 1/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021. Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ, nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch.

Mở rộng hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó, mở rộng hỗ trợ người lao động, bổ sung hỗ trợ đối với người cao tuổi, người khuyết tật.

Đề cao ý thức của người dân trong phòng chống COVID-19

Tại Nghị quyết số 141/NQ-CP phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 11/2021, Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan cần phải rà soát kỹ, xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới, bảo đảm khả thi, dễ thực hiện, thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu; trong đó nhấn mạnh: (i) Các biện pháp y tế với 3 trụ cột: Cách ly chặt, nhanh, hẹp và giải tỏa cách ly nhanh nhất có thể, xét nghiệm thần tốc, khoa học, hiệu quả và nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch bệnh; điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất, sớm nhất có thể; (ii) Các biện pháp hành chính, bảo đảm an sinh xã hội và việc đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân, người lao động, lưu thông hàng hóa phù hợp áp dụng tương ứng với cấp độ dịch của từng vùng, từng địa bàn theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. 

Việc thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải dựa trên nguyên tắc: 5K vaccine thuốc điều trị các biện pháp điều trị công nghệ đề cao ý thức của người dân và các biện pháp khác.

Kiểm soát ca nhiễm mới, chủ động phương án, chính sách kinh tế xã hội phù hợp

Công văn số 318/TB-VPCP ngày 27/11/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ:

Các bộ, ngành, địa phương chủ động có các phương án, chính sách về kinh tế xã hội phù hợp, ứng phó với diễn biến dịch bệnh, có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế: Tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 đợt dịch thứ 4 và tiếp tục hoàn thiện Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11/2021.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11/2021.

Các địa phương đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn, cơ bản hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên trong năm 2021; triển khai việc tiêm vaccine cho trẻ em khoa học, an toàn, phù hợp, hiệu quả.

Thủ tướng chỉ đạo chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron

Ngày 29/11/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 8706/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch.

Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh vào Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến thể này vào nước ta.

Đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội

Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống COVID-19; tăng cường kiểm tra, kiểm soát vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn và có giải pháp phù hợp cho việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên; chủ động mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyết 138/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021.

Chỉ thị tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam

Ngày 1/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 1/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý khu bảo tồn biển Việt Nam.

Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học biển; kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động nhận chìm ở biển, hoạt động lấn biển, hoạt động khai thác khoáng sản trên biển để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản…

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị quyết liệt phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh theo quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng. Rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1659/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng lũ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả và khắc phục hậu quả mưa lũ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước.

Giải quyết vướng mắc trong bố trí, sử dụng đội viên Đề án 500 trí thức trẻ

Chính phủ ban hành Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 1/11/2021 về giải pháp bố trí đối với đội viên Dự án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Nghị quyết nêu rõ, UBND các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Đề án có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện việc tuyển dụng, bố trí đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý, hoàn thành trước ngày 31/12/2025.

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu

Ngày 1/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu.

Trong đó, Nghị định sửa đổi điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Một trong các điều kiện được sửa là thương nhân phải có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Quy định mới về chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

Ngày 2/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2021/NĐ-CP về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang. Nghị định này quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Quy định mới về mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Ngày 8/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định về mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Trong đó, đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) tỉ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với cơ sở hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Bảo đảm công khai, minh bạch giá trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường

Ngày 8/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế nêu rõ: Quản lý giá trang thiết bị y tế theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch giá trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường.

Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ trang thiết bị y tế bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán trang thiết bị y tế của cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác.

Công khai giá trúng thầu trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế công lập; không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.

Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công

Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Nghị định này quy định chi tiết về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công cho dự án, công trình, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.

Trích dẫn không đúng nguồn thông tin thống kê sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng

Ngày 15/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13: Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm.

Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng

Ngày 15/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Ngày 16/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm (quy định cũ là một năm).

Tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo Nghị định trên, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu LPTB bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu LPTB tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025

Ngày 1/11/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1831/QĐ-TTg ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, có 157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải; hạ tầng giáo dục và y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch; ngành nông, lâm, thủy sản; lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Triệt để tiết kiệm, góp phần huy động nguồn lực phòng chống COVID-19

Ngày 2/11/2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 2/11/2021 ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 là triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch COVID-19, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng định danh điện tử

Ngày 8/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Quyết định nêu rõ, về đăng ký tài khoản định danh điện tử, cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.

2.961 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2020

Theo Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 9/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2020, tổng số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2020 trên toàn quốc là 2.961 cơ sở, trong đó có 2.480 cơ sở sản xuất công nghiệp, 13 cơ sở sản xuất nông nghiệp, 80 đơn vị vận tải, 388 công trình xây dựng.

Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh niên, thiếu niên

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”.

Mục tiêu của Chương trình nhằm tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao.

Đồng thời, khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Ngày 12/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia

Ngày 15/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15/11/2021 về việc thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Nguyên tắc chung trong kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành (cơ sở dữ liệu khác) khi có một trong các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải bảo đảm điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân và phải thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật

Ngày 18/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1942/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 70% các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của cơ sở y tế chuyên khoa tuyến tỉnh…

Tăng cường phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

Ngày 18/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030. 

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỉ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016-2020. Tỉ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh. 

Giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1990/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo đó, giảm 10% so với lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất.

Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách nêu trên áp dụng đối với các khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Sau ngày 31/12/2021, lãi suất cho vay của các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.

Chiến lược quốc gia cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là bảo đảm người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; bảo đảm vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành công thương.

Giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở

Theo Thông báo 305/TB-VPCP kết luận Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chia sẻ với khó khăn chung của đất nước, đoàn kết, đồng thuận đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, trước hết là phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi kinh tế hiệu quả.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật; tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy quyền làm chủ, tham gia có hiệu quả vào việc quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước kết hợp với phương thức vận động, tập hợp nhân dân. Thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Cân đối cung cầu gắn với sản xuất, lưu thông, giữ bình ổn giá dịp Tết

Tại văn bản 293/TB-VPCP ban hành ngày 1/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng BCĐ điều hành giá đề nghị các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp, mang tính khả thi; chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021./.