• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chỉ SXKD giống cây trồng được khảo nghiệm, công nhận

(Chinhphu.vn) – Cử tri tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ NNPTNT đưa thêm các loại giống rau, hoa vào danh mục quản lý ngoài 4 loại lúa, bắp, đậu tương, đậu phộng để tạo thuận lợi trong công tác quản lý giống, đồng thời có biện pháp xử phạt hành chính đối với những trường hợp cung cấp giống không bảo đảm chất lượng.

20/10/2015 17:02

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri như sau:

Hiện nay, việc quản lý Nhà nước đối với các loại giống cây trồng dựa vào Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004, trong đó khoản 1 Điều 15 quy định giống cây trồng mới chọn, tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh chỉ được đưa vào Danh mục này khi đã qua khảo nghiệm và được công nhận. Khoản 2, Điều 15 quy định hình thức khảo nghiệm giống cây trồng mới bao gồm:

- Khảo nghiệm quốc gia đối với giống cây trồng mới của những cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng chính được chọn, tạo tại Việt Nam và giống nhập khẩu chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

- Tác giả tự khảo nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đối với giống của những giống cây trồng khác.

Do đó, 4 loài cây trồng chính là lúa, ngô, lạc, đậu tương, các tổ chức, cá nhân khi chọn, tạo ra giống mới hoặc nhập khẩu giống mới đều phải tiến hành khảo nghiệm qua cơ sở khảo nghiệm được chỉ định.

Còn các cây trồng khác thì tác giả tự khảo nghiệm theo Quy chuẩn khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) của từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trường hợp chưa có Quy chuẩn khảo nghiệm VCU, tác giả hoặc đơn vị có giống khảo nghiệm phải tự xây dựng quy trình và tiến hành khảo nghiệm.

Căn cứ kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử, giống cây trồng mới nếu đạt các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 quy định công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới sẽ được công nhận và đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép quản lý kinh doanh.

Để thuận lợi cho công tác quản lý một số loài cây trồng có số lượng, chủng loại phong phú và cơ cấu thay đổi nhanh trong sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bổ sung các giống rau, hoa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BNN ngày 22/5/2006 và Quyết định số 103/2006/QĐ-BNN ngày 14/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Pháp lệnh Giống cây trồng, giống cây trồng mới đã được công nhận được đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, các giống rau, hoa chung (không cụ thể với từng chủng loại) đã có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh không phải tiến hành công nhận giống theo quy định.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý các giống rau, hoa gặp rất nhiều khó khăn; một số trường hợp nông dân đã phải chịu thiệt hại do trồng phải một số giống rau, dưa, cà chua… năng suất, chất lượng kém.

Do đó, để tăng cường công tác quản lý các giống cây trồng nói chung và giống rau, hoa nói riêng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Cục Trồng trọt phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thông tư quản lý cây ngắn ngày; trong đó quy định: “Đối với những giống cây trồng ngắn ngày không thuộc Danh mục cây trồng chính đang được sản xuất, kinh doanh, chưa có tên giống trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, trước khi thông tư này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh giống phải báo cáo về Cục Trồng trọt để bổ sung vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh”.

Chinhphu.vn