• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính phủ liêm chính - một khái niệm mới mẻ

(Chinhphu.vn) - Chính phủ liêm chính có đặc trưng nổi bật, cơ bản nhất là sự liêm chính từ cơ chế điều hành của tổ chức đến phẩm chất của từng thành viên, thể hiện ở tính liêm khiết, trong sạch, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, không vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm…

25/05/2016 19:35

Trước đây, khi nói đến phẩm chất của người cán bộ Nhà nước, Bác Hồ đã nêu rõ là: Cần, kiệm, liêm, chính; tức là người cán bộ phải cần cù, chăm chỉ làm việc, biết sử dụng tiền của hợp lý, có ích, không phung phí; biết giữ mình trong sạch, không tham ô, không hối lộ; biết xử lý công việc chính xác, ngay thẳng, không thiên vị.

Nếu như trong các cuộc kháng chiến, đại đa số cán bộ, đảng viên đã giữ vững và thực hiện nghiêm túc 4 đức tính nêu trên, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, đem lại chiến thắng vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, thì trong xây dựng kinh tế-quốc phòng và tích cực hội nhập toàn diện, có một bộ phận cán bộ, đảng viên đã bị cám dỗ bởi những lợi ích kinh tế mà sao lãng rèn luyện phẩm chất đạo đức để rồi trở thành những phần tử thoái hoá biến chất, xâm hại nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước và xã hội, gây bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện cho kẻ thù lập ra “đạo quân thứ năm” hậu thuẫn cho chúng tấn công toàn diện từ bên ngoài.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ra nhiều Nghị quyết chống tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn, bởi lẽ các biện pháp từ trước tới nay hầu như chỉ tập trung vào xử lý đối tượng riêng lẻ và các hành vi tham nhũng cá nhân, mà chưa coi trọng cơ chế quản lý, giám sát, điều hành bộ máy tổ chức cán bộ. Điều này khiến người sai phạm dễ lẩn tránh và trốn thoát trong cái ma trận của tổ chức, cuối cùng không có tổ chức nào hoặc có rất ít tổ chức bị quy trách nhiệm và xử lý triệt để.

Thấy rõ tầm quan trọng của tổ chức quản lý Nhà nước trong phương thức khắc phục điểm yếu về pháp chế bấy lâu, Chính phủ đã đề ra chủ trương mới là phải xây dựng một Chính phủ liêm chính, một Chính phủ hiệu quả, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, một Chính phủ làm gương cho xã hội về việc nói đi đôi với làm.

Để quán triệt sâu sắc chủ trương này cần làm rõ các nội hàm của từng khái niệm.

Chính phủ không chỉ là tổ chức ở Trung ương mà là từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở phường xã, có cơ chế hoạt động rõ ràng, minh bạch; không phải là một tổ chức vô hình, trừu tượng, mà là tập hợp đầy đủ các thành viên cùng chung sức thực hiện các chức năng chung và các nhiệm vụ cụ thể được phân công của từng thành viên, không ai được phép đứng trên và đứng ngoài Chính phủ.

Bất cứ một công việc cụ thể nào cũng đều phải có con người cụ thể phụ trách và phải được thường xuyên kiểm tra, đánh giá và truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn, từ hình thức biểu dương, vinh danh, đến các biện pháp chuyển đổi công tác và bãi nhiệm. Kiên quyết loại bỏ tục lệ “sống lâu lên lão làng” trong cơ quan Nhà nước.

Chính phủ là chủ thể hoạt động của toàn bộ máy, hoàn toàn chịu trách nhiệm về năng suất và hiệu quả công tác của Chính phủ. Mọi yếu kém, sai lầm chung của Chính phủ phải do Chính phủ chịu trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chính đến cùng.

Chính phủ là tổ chức hành chính Nhà nước do nhân dân cử ra thông qua Quốc hội và HĐND để quản trị đất nước dưới sự giám sát và kiểm soát của nhân dân.

Chính phủ có đặc trưng nổi bật và cơ bản nhất là sự liêm chính từ cơ chế điều hành của tổ chức đến phẩm chất bắt buộc phải có của từng thành viên thể hiện ở tính liêm khiết, trong sạch, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết, tuyệt đối không vụ lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm, đồng thời ở cả tính ngay thẳng, đứng đắn, công khai, minh bạch, không quanh co, lắt léo, mờ ám trong lời nói, việc làm.

Những phẩm chất này bảo đảm vững chắc cho việc thực thi có hiệu quả cao, tránh được thất thoát, lãng phí, tham ô trong quá trình điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.

Những thành tích cụ thể, thiết thực đối với mọi mặt đời sống xã hội ấy sẽ hun đúc và tạo nên lòng tin son sắt của nhân dân đối với Chính phủ, củng cố mối liên hệ gắn bó keo sơn giữa Chính phủ và nhân dân, từ đó sẽ tạo ra sức mạnh vô song trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đem lại cuộc sống tự do và hạnh phúc cho toàn dân.  

Nhìn vào Chính phủ liêm chính là phải thấy được một cơ thể sống hoàn chỉnh, được hoạt động hết công suất của cả bộ máy như một chỉnh thể thống nhất và của từng thành viên trong những chức năng, nhiệm vụ cụ thể có quan hệ hữu cơ và ảnh hưởng nhất định tới các thành viên khác và với toàn hệ thống đang vận hành.

Sẽ không có và không cho phép bất cứ một cá nhân nào, một khâu nào, bộ phận nào tách ra riêng biệt và hoạt động đơn lẻ ngoài không gian, thời gian quản lý của Chính phủ. Đó là tính thống nhất, nhất quán hữu hình và vô hình của Chính phủ liêm chính. Đó cũng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho Chính phủ thực sự thể hiện được bản chất của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, để từ đó hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó.

PGS. TS Bùi Hiền

(nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội)