• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số Gia Lai

(Chinhphu.vn) - Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

21/05/2024 09:23
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số Gia Lai- Ảnh 1.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được Ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân kịp thời cho các hộ vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP - Báo Gia Lai Online

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi lồng ghép với các nguồn vốn hỗ trợ khác đã tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS.

Trong 2 năm (2022-2023), tổng dư nợ cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh đạt hơn 100 tỷ đồng với 2.161 hộ dư nợ. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) giải ngân kịp thời để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giúp người dân chuyển đổi nghề, làm nhà ở.

Điển hình như chị Siu H’Pol (làng Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh), từ nguồn vốn vay chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, chị đã có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình.

Chị Siu H’Pol bộc bạch: “Năm ngoái, gia đình tôi được chính quyền, các hội đoàn thể, tổ vay vốn tạo điều kiện để vay 70 triệu đồng đầu tư chăm sóc 800 cây cà phê. Nhờ được đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước đầy đủ nên vườn cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao hơn”.

Còn đối với gia đình chị Siu H’Phoa (làng Plei H’lốp, xã Chư Don, huyện Chư Pưh), việc được vay vốn làm nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã giúp thỏa ước mơ an cư lập nghiệp.

Trong ngôi nhà mới hoàn thành cuối năm 2023, chị vui vẻ cho hay: “Gia đình tôi có 5 người. Các con ngày càng lớn nên cần chỗ ở rộng rãi. Được Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng, Nhà nước hỗ trợ 44 triệu đồng, gia đình góp thêm 20 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà có diện tích 60 m2”.

Việc triển khai thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đồng bộ với việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đã góp phần tập trung các nguồn lực hỗ trợ gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách hỗ trợ tại địa phương.

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số Gia Lai- Ảnh 2.

Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước hỗ trợ bà con DTTS huyện Đak Đoa phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho gia đình - Báo Gia Lai Online

Còn tại huyện Đức Cơ, theo ông Trần Ngọc Phận, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH huyện thông tin: “Các chương trình MTQG được triển khai trên địa bàn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và công tác giảm nghèo bền vững. Nguồn lực đầu tư từ các chương trình đã hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập”.

Năm 2023, đối với Dự án 1 về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bên cạnh nguồn vốn tín dụng chính sách theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, huyện Đức Cơ đã giải ngân các nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng.

Theo đó, huyện đã giải ngân 1,036 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho 23/29 hộ, đạt 81,1% kế hoạch vốn; giải ngân 960 triệu đồng hỗ trợ 96 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, đạt 100% kế hoạch vốn. Về nguồn vốn ngân sách năm 2022 chuyển sang năm 2023, huyện đã giải ngân 1,316 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho 30 hộ, đạt 100% kế hoạch vốn; giải ngân 300 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 30 hộ, đạt 100% kế hoạch vốn.

Năm 2024, UBND huyện chỉ đạo các phòng ban liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện theo quy định, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo huyện và cấp có thẩm quyền các nội dung vượt thẩm quyền; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện các chương trình MTQG.

Trong khi đó, Ban Dân tộc tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị rà soát, lồng ghép hiệu quả giữa nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn vay từ Ngân hàng CSXH và nguồn vốn huy động khác để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ngay từ đầu năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh Gia Lai ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để giải ngân kinh phí theo kế hoạch vốn đã phân bổ.

Đối với các địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất cần kịp thời trình HĐND cấp huyện điều chỉnh nguồn vốn hỗ trợ đất sản xuất sang hỗ trợ nhà ở, bảo đảm không làm thay đổi tiêu chí, nhiệm vụ của dự án.

Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai nhanh việc xác nhận danh sách đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Hiện nay, 8/17 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện xong việc xác nhận, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, trong đó có huyện Chư Pưh.

Ông Nguyễn Khắc Lê, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh-cho biết, tính đến cuối năm 2023, dư nợ cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Phòng Giao dịch đạt 6,032 tỷ đồng với 130 hộ vay.

Trên cơ sở danh sách 238 hộ được vay vốn của 10 xã, thị trấn do UBND huyện phê duyệt, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pưh phối hợp với các địa phương, hội đoàn thể chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ, thủ tục để ngay khi được phân bổ vốn sẽ giải ngân cho vay chuyển đổi nghề và hỗ trợ nhà ở.

Ông Nguyễn Triều Quang, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh chia sẻ: “Chúng tôi cũng chỉ đạo các phòng giao dịch tham mưu UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan kiểm tra, rà soát nhu cầu vốn, phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng năm 2024. Trên cơ sở đó, Ngân hàng CSXH sẽ triển khai cho vay ngay sau khi được Trung ương giao vốn”.

BT