• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chồng đứng tên tài sản, khi ly hôn sẽ được chia như thế nào?

(Chinhphu.vn) - Vợ chồng bà Mai Thanh (Ninh Bình) có mua 1 ngôi nhà trong thời kỳ hôn nhân. Do điều kiện công việc, nên giao dịch mua bán chỉ do chồng bà thực hiện và đứng tên trên các giấy tờ. Nay, vợ chồng bà làm thủ tục ly hôn, chồng bà cho rằng đó là tài sản riêng và đưa một số tờ giấy xác nhận của người thân chứng minh về nguồn gốc số tiền mua nhà.

08/12/2013 09:10
Ảnh minh họa

Bà Thanh hỏi, khi phân chia tài sản, tòa án có căn cứ những giấy tờ đó để xác định tài sản chung, riêng không? Việc chia tài sản của vợ chồng bà như thế nào trong trường hợp này?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Mai Thanh như sau:

Tài sản chung vợ chồng

Tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng

Theo khoản 1, Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1, Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

Trường hợp có tranh chấp

Tại điểm b, Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định cụ thể về việc giải quyết trường hợp có tranh chấp tài sản như sau:

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.

Nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1, Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3, Điều 27  tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp vợ chồng bà Mai Thanh trong thời kỳ hôn nhân có mua một ngôi nhà, nhưng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở chỉ đứng tên chồng bà Thanh. Nay, vợ chồng bà đang yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, chồng bà Thanh cho rằng ngôi nhà đó là tài sản riêng, còn bà Thanh thì cho rằng ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng. Theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình và hướng dẫn tại điểm b, Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, do chồng bà Thanh đứng tên một mình trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, nên ông phải có nghĩa vụ chứng minh nhà đất có được từ nguồn tài sản riêng.

Theo quy định tại Điều 79 Bộ Luật tố tụng dân sự, đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp; Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh; Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Tòa án sẽ đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ gồm: giấy tờ, tài liệu do đương sự cung cấp, lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định… để xác định ngôi nhà do người chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận là tài sản riêng của chồng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Việc chia tài sản khi ly hôn sẽ được Tòa án áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình: Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó; Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.