• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chống gia cầm lậu để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh

(Chinhphu.vn) - Ngày 26/10, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và nhập lậu gia cầm qua biên giới cho 32 tỉnh, TP phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra.

26/10/2012 20:15

Người chăn nuôi đang gặp khó khăn do gia cầm nhập lậu - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đại diện Cục Thú y cho biết, từ năm 2008 đến năm 2012 trung bình mỗi năm có khoảng 58 huyện/25 tỉnh có dịch cúm gia cầm. Năm nay, số gia cầm mắc bệnh, chết tăng cao đột biến chủ yếu là vịt, ngan. Lý do chủ yếu được nêu ra là gia cầm mới nuôi ở nhiều địa phương chưa được quan tâm tiêm phòng đầy đủ nên dịch phát ra lẻ tẻ, rải rác, chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh Tây Nam bộ.

Trong 2 năm qua liên lục xuất hiện virus cúm gia cầm mới gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch và làm cho ngành chăn nuôi điêu đứng. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần nhận xét virus cúm gia cầm biến đổi thời gian qua nguyên nhân sâu xa chính là do việc nhập lậu gia cầm không kiểm soát được, làm cho dịch bệnh bùng phát.

Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi sát diễn biến virus cúm gia cầm để có giải pháp chỉ đạo phòng chống dịch tốt nhất, thì lãnh đạo Bộ NNPTNT cũng như đại diện các địa phương đều nhấn mạnh đến giải pháp tăng cường công tác phòng chống gia cầm nhập lậu từ biên giới.

Hiện tình trạng nhập lậu diễn ra phổ biến tại các tỉnh phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Ước số lượng nhập lậu vào thời kỳ cao điểm qua Quảng Ninh có thể lên đến 100-200 tấn/ngày. 

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho rằng, mặc dù thời gian qua các ngành chức năng đã xử lý rất nhiều vụ gia cầm lậu nhưng giải quyết chưa triệt để, các địa phương còn quản lý lỏng lẻo, có nhiều kẻ hở để thương lái lách luật. Thời gian tới, để chấm dứt tình trạng này, yêu cầu các tỉnh phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát liên ngành, bắt giữ các đầu nậu để giải quyết tận gốc. Cần phân tích chất lượng thịt gà thải loại của Trung Quốc đặc biệt là các chất tạo mùi, chất tồn dư lâu ngày nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng để khuyến cáo cho người sử dụng không dùng sản phẩm này.

Đỗ Hương