• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chỉ đạo gỡ khó cho du lịch, xây dựng thêm sản phẩm mới

(Chinhphu.vn) – Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết Thành phố sẽ làm hết mình để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới.

03/03/2023 16:14
Đà Nẵng: Doanh nghiệp du lịch vẫn còn nhiều nỗi lo - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh phát biểu tại chương trình Tọa đàm du lịch mùa xuân 2023 - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Đà Nẵng cần có thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, nghệ thuật

Tại tọa đàm "Du lịch mùa Xuân 2023" diễn ra ngày 3/3, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho hay Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu trên cả nước về sự phục hồi của ngành du lịch. 

Mặc dù vậy, theo ông Cao Trí Dũng, doanh nghiệp du lịch đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhất là những doanh nghiệp có nguồn vốn vay lớn. Do đó, đề xuất Thành phố tiếp tục hỗ trợ, giảm tiền thuê đất thêm 1 năm.

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp khó xoay sở được dòng tiền để nộp thuế, do đó ông đề nghị Thành phố có phương án để tháo gỡ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng đề nghị có giải pháp để hỗ trợ cho lao động nước ngoài do họ chưa nắm rõ quy định luật pháp của nước ta.

Ông Cao Trí Dũng cũng đề xuất Thành phố sớm đưa các sản phẩm du lịch thủy nội địa vào khai thác trong tháng 6. 

Cũng tại tọa đàm, đại diện Hiệp hội Khách sạn Đà Nẵng cho rằng sau đại địch COVID-19, ngành khách sạn đang bị khủng hoảng nguồn nhân lực. Do đó, Thành phố cần sớm có giải pháp để khắc phục tình trạng này, đặc biệt là mùa cao điểm sắp đến.

Ông Mo Chul Min, Hiệu trưởng Trường Du lịch (Đại học Duy Tân) chia sẻ, lý do người Hàn Quốc rất thích đến du lịch Đà Nẵng vì ở đây có bãi tắm rất đẹp, giá cả hợp lý và có nhiều người biết nói tiếng Hàn. Tuy nhiên, ông Mo Chul Min cho rằng hiện các thủ tục nhập cảnh mất nhiều thời gian, tình trạng thu tiền taxi, grab chênh lệch nhiều so với giá thực tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh du lịch Đà Nẵng.

"Giá cả ở nhiều địa điểm, nhiều sản phẩm vẫn còn cao hơn so với các nước. Đơn cử như người Hàn Quốc rất thích chơi golf và đến Đà Nẵng, họ muốn được chơi môn thể thao này. Tuy nhiên, chi phí chơi golf ở Đà Nẵng tuy ngang với ở Hàn Quốc nhưng đắt hơn so với các nước như Thái Lan, Malaysia…", ông Min nói.

Ông Min cũng đề xuất bên cạnh sản phẩm du lịch biển, Đà Nẵng cần xây dựng thêm các sản phẩm khác như văn hóa, nghệ thuật… Đặc biệt, cần quảng bá các sự kiện lớn đến với du khách sớm hơn; tổ chức thêm các sự kiện lớn mang thương hiệu của Thành phố như Lễ hội Pháo hoa quốc tế.

Đà Nẵng: Doanh nghiệp du lịch vẫn còn nhiều nỗi lo - Ảnh 2.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng trở lại sau 3 năm dừng vì dịch bệnh - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Thành phố sẽ làm hết mình để phát triển ngành du lịch

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết ngành du lịch Đà Nẵng cũng đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, cạnh tranh điểm đến, xu hướng và tâm lý khách thay đổi và tác động từ cuộc cách mạng 4.0 là những thách thức cần có các giải pháp khắc phục và thích ứng.

Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng đề nghị trong thời gian tới, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần chủ động đầu tư nâng cấp, làm mới các sản phẩm, dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp để cạnh tranh thu hút khách, tăng hiệu quả kinh doanh và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Trong đó chú trọng đầu tư các dự án tạo sản phẩm du lịch mới đặc sắc, khác biệt, sáng tạo phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm, định hướng không gian phát triển du lịch; ưu tiên các dòng sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, cao cấp, siêu sang, thân thiện môi trường. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, giữ chân đội ngũ quản lý, nhân viên, người lao động đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách và thương hiệu chất lượng du lịch", bà Trương Thị Hồng Hạnh cho hay.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết trong năm nay, Thành phố sẽ tổ chức nhiều sự kiện lớn như: Lễ hội Pháo hoa quốc tế, Lễ hội Quan Thế Âm, Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á… Những sự kiện này sẽ giúp cho các dịch vụ đi kèm có cơ hội phát triển.

Đồng thời, Thành phố sẽ đầu tư nhiều sản phẩm du lịch mới, trong đó có việc dành 400 tỷ đồng phát triển dòng sông ánh sáng, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2023...

Ông Lê Trung Chinh cho biết Thành phố sẽ làm hết mình để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới. Do đó, Sở Du lịch Đà Nẵng khẩn trương làm việc với xuất nhập cảnh và sân bay Đà Nẵng để tìm giải pháp giảm thời gian nhập cảnh cho du khách quốc tế khi đến thành phố.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng thêm các điểm check-in trên địa bàn; những điểm check-in phải có hướng dẫn về môi trường, an ninh…; xây dựng thẻ du lịch, bản đồ ẩm thực, đặc biệt là đảm bảo an toàn ven biển cho du khách.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng đề nghị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn liên kết để cùng xây dựng thêm nhiều sản phẩm mới bảo đảm chất lượng dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh.

Lưu Hương