• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuẩn bị thu phí đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương

Bộ Tài chính vừa ra thông tư, quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương. Theo đó mức phí quy định từ 1.000 đồng đến 8.000 đồng/km.

09/02/2012 08:05

Theo thông tư này (Thông tư số 14/2012/TT-BTC, do Thứ trưởng Vũ Thị Mai ký ngày 7/2/2012), đối tượng áp dụng thu phí sử dụng đường bộ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương thực hiện theo quy định tại mục III phần I Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính, trừ các loại phương tiện không được phép lưu hành trên đường cao tốc theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Về quy trình thu phí, thông tư nêu rõ:

Tại làn vào: Người điều khiển phương tiện dừng lại tại cabin làn vào. Nhân viên thu phí phát cho người điều khiển phương tiện Vé vào đường cao tốc (có thể là: thẻ thông minh, vé từ, vé mã vạch,...). Trên vé có ghi các thông tin về địa điểm, tên, mã trạm ngõ vào đường cao tốc, phân loại xe.

Tại làn ra: Khi phương tiện tiến tới trạm ra, Người điều khiển phương tiện đưa Vé vào đường cao tốc cho nhân viên thu phí, đồng thời, nhận chứng từ thu phí và thanh toán tiền phí.

Về quản lý và sử dụng, thông tư cho biết, phí sử dụng đường bộ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, số tiền thu được được trích để lại 7% được dùng để trang trải cho hoạt động thu phí.

Số tiền còn lại (93%), cơ quan thu phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương sẽ có 4 trạm ra, vào để thu phí gồm: Chợ Đêm, Bến Lức, Tân An, Thân Cửu Nghĩa. Mức phí cụ thể cho từng loại phương tiện sẽ phụ thuộc vào trọng tải và độ dãn cách giữa các trạm này.

Về thời gian thực hiện, sẽ tiến hành thu phí khi Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định cho phép thu phí.

Cụ thể biểu mức thu phí các phương tiện như sau:

Số thứ tự

Loại phương tiện

Mệnh giá
(đồng/km)
1

Xe dưới 12 ghế ngồi, xe có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng

1.000
2

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe có trọng tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

1.500
3

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

2.200
4

Xe có trọng tải từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20fit

4.000
5

Xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40fit

8.000

Đinh Liên