• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-BKHĐT về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

10/02/2023 17:26
Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP - Ảnh 1.

Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra 12 nhiệm vụ chung

Quyết định nêu rõ, việc ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả 06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo, điều hành và 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 của Chính phủ, phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong những năm qua và khẩn trương, kiên quyết, kiên trì khắc phục những mặt còn hạn chế, bất cập, quyết tâm nỗ lực hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Với phương châm hành động năm 2023 là "Nắm bắt cơ hội - Hướng tới tương lai", Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục khẳng định, nâng cao hơn nữa vị thế trong công tác tham mưu tổng hợp. Bên cạnh đó, việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm cụ thể hóa các nội dung công việc, nhiệm vụ, xác định thời gian, tiến độ thực hiện, phân công đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

12 nhiệm vụ chung

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Chương trình hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra 12 nhiệm vụ chung.

Một là, bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết chuyên đề, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ để tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, trong đó chú trọng 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trong tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

Hai là, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, không chuyển trạng thái đột ngột, điều hành "giật tục". Đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình để "biến nguy thành cơ", khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Ba là, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nâng cao năng lực phân tích dự báo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về tính kịp thời, chính xác và chất lượng công tác tham mưu điều hành kinh tế vĩ mô.

Bốn là, nghiên cứu, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất, báo cáo kịp thời Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, nguồn vốn FDI chất lượng cao, đẩy mạnh hơn nữa hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Bảy là, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tám là, đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế; xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách để cụ thể hóa các mô hình kinh tế mới, phù hợp với thay đổi, xu hướng thế giới ngày nay như kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,…

Chín là, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội; phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch trong năm 2023; rà soát để giải quyết các vướng mắc trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cả 06 Vùng kinh tế - xã hội.

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế liên kết vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động các Hội đồng điều phối Vùng trong việc điều phối và tạo thuận lợi, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, sớm ra các vùng động lực mới, cực tăng trưởng mới. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mười là, tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Mười một là, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mười hai là, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đặc biệt là công tác truyền thông chính sách; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

KL