• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng: Kết quả qua hơn 10 năm thực hiện

Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế-xã hội-sinh thái trọng điểm của Nhà nước được thực hiện bằng Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ (hay còn gọi là Dự án 661) nhằm trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; cung cấp gỗ nguyên liệu…đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

21/12/2010 17:37
Theo UBND tỉnh, qua hơn 10 năm thực hiện chương trình này, tỉnh ta giao khoán được 1.171.950,1 lượt ha rừng cho 49.111 lượt hộ gia đình, bảo vệ được 130.000 ha rừng khỏi các nguy cơ xâm hại. Công tác khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng liên tục được triển khai thực hiện. Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung được 1.4151,4 ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 9.904, 9 ha. Công tác trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất được thực hiện ở khắp các huyện, thành phố. Toàn tỉnh trồng được 8.443,1 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 27.126,6 ha rừng sản xuất; bảo tồn và phát triển 5,88 ha sâm Ngọc Linh. Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã triển khai thực hiện chương trình trên 144 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương trên 123 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 21 tỷ đồng.
Trong quá trình thực thực hiện chương trình, tỉnh ta đã tổ chức quy hoạch 3 loại rừng và chuyển đổi 20.656,8 ha rừng và đất lâm nghiệp được sử dụng kém hiệu quả sang mục đích sự dụng khác như trồng cao su; tạo được vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Hiện tại, trên 557 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp đã được giao cho các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân và cộng đồng. Cụ thể: giao cho các công ty, lâm trường 290.555,6 ha; ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng 231.190,9 ha; giao cho hộ gia đình và cá nhân 34.471,2 ha; giao cộng đồng dân cư 808 ha. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã được triển khai thực hiện như tổ chức trồng thực nghiệm nhiều loại cây lâm nghiệp như cây lát Mêxico, xoan ta, thông Caribe…Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được những khuyến cáo về trồng rừng tập trung các loài cây này trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá, bằng những nỗ lực trong việc thực hiện chương trình, tỉnh ta đã nâng độ che phủ rừng từ 62,6% năm 1999 dự kiến lên 68% năm 2010 và là một trong những tỉnh có độ che phủ của rừng cao của cả nước. Qua đó, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn cho các nhà máy thủy điện, nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; bảo tồn nguồn gien và đa dạng sinh học... Việc thực hiện chương trình đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu hút đồng bào sống gần rừng vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định và nâng cao đời sống… Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình còn có nhiều tồn tại như diện tích rừng trồng bị thất thoát nhiều; chất lượng và năng suất rừng trồng còn thấp; tập đoàn cây trồng còn đơn điệu, chưa phát huy tiềm năng lập địa; cơ chế hưởng lợi cho các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng chưa cụ thể... Công tác phát triển rừng sản xuất còn nhiều bất cập: Không thể tích tụ đất đai để trồng rừng; thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ từ nguyên liệu rừng trồng không rõ ràng, chưa có nhà máy chế biến tại địa phương nên chưa thu hút mạnh người dân tham gia trồng rừng; chính sách hỗ trợ tài chính cho rừng trồng chưa đảm bảo cho một chu kỳ kinh doanh; các công ty, lâm trường không được ngân hàng cho vay vốn trồng rừng, không chủ động được liên doanh liên kết trồng rừng…Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế từ trồng rừng sản xuất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người trồng rừng.
Từ những tồn tại nêu trên, tỉnh ta đã kiến nghị Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư khi họ nhận đất nhận rừng để phát triển rừng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích…
Bài và ảnh: Văn Nhiên