• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

CHUYỂN ĐỔI XANH GIAO THÔNG: Chiến lược của châu Âu (Kỳ 2)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục các mô hình khuyến khích sử dụng xe điện thay thế xe chạy bằng xăng dầu ở một số nước Đông Nam Á, trong kỳ 2, chúng tôi xin giới thiệu về chiến lược xanh hóa giao thông của châu Âu, từ văn bản đến triển khai thực tế.

15/07/2025 06:28
Kỳ 1: Từ Hà Nội đến Manila, hành lang xe điện ASEAN đang hình thành


CHUYỂN ĐỔI XANH GIAO THÔNG: Chiến lược của châu Âu (Kỳ 2)- Ảnh 1.

Xe buýt điện đầu tiên được đưa vào vận hành thử nghiệm vào tháng 4/2019 tại Hungary - Ảnh: Gergő Panker

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, việc kiểm soát khí thải từ ô tô, xe máy đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia. Những biện pháp quyết liệt như cấm xe chạy bằng xăng, loại bỏ xe cũ và hỗ trợ xe điện đang được triển khai nhanh chóng, tạo nên một làn sóng thay đổi toàn cầu chưa từng có trong ngành giao thông.

Châu Âu là một trong những khu vực tiên phong trong việc nâng cao tiêu chuẩn khí thải, với hệ thống Euro đã tiến tới mức Euro 6 và đang chuẩn bị cho Euro 7 vào năm 2027. Các hãng xe buộc phải tích hợp nhiều công nghệ giảm khí thải như hệ thống lọc hạt mịn, bộ xử lý oxit nitơ và động cơ hybrid để đạt yêu cầu.

Nhiều nước đã áp dụng các khu vực môi trường, chỉ cho phép xe đạt chuẩn khí thải cao lưu thông trong nội đô. Pháp triển khai hệ thống nhãn Crit'Air phân loại phương tiện và giới hạn xe ô nhiễm nặng theo giờ trong ngày. Đức từ lâu đã có các "vùng không khí sạch" giới hạn phương tiện cũ hoặc xe tải chạy dầu diesel.

Từ năm 2035, châu Âu sẽ cấm bán ô tô mới trang bị động cơ xăng và diesel

Ngày 14/2/2023, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua lệnh cấm bán xe chạy xăng và dầu diesel từ năm 2035, với 340 phiếu thuận và 279 phiếu chống. Đây là bước đi quan trọng trong nỗ lực đưa EU trở thành nền kinh tế "không phát thải" vào năm 2050.

Theo quy định mới, đến năm 2030, lượng khí thải CO₂ từ các xe mới bán ra tại EU phải giảm 55% so với mức năm 2021. Đến năm 2035, mức giảm phải đạt 100%, đồng nghĩa với việc các loại xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống sẽ không còn được phép bán mới tại thị trường này.

Dù phần lớn các hãng xe châu Âu đã có sự chuẩn bị nhất định, việc triển khai quy định vẫn đặt ra nhiều thách thức.

Một số quốc gia thành viên và chuyên gia cho rằng việc sản xuất xe điện vẫn phụ thuộc vào những quy trình chưa thực sự "xanh", đặc biệt là trong khai thác nguyên liệu cho pin và chip bán dẫn; hay nguồn điện cung cấp cho xe đến từ các nguồn năng lượng chưa tái tạo hoàn toàn, vốn cũng có tác động môi trường.

Quá trình chuyển đổi sang xe điện cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành công nghiệp ô tô châu Âu, từ tái cấu trúc chuỗi cung ứng đến đào tạo lại lực lượng lao động. Trong khi đó, các hãng xe đến từ Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đang tăng tốc với sản phẩm giá cạnh tranh và công nghệ tiên tiến, buộc các nhà sản xuất châu Âu phải thích ứng nhanh để duy trì lợi thế.

Không chỉ siết chặt tiêu chuẩn khí thải đối với xe mới, nhiều quốc gia châu Âu còn triển khai các biện pháp quản lý giao thông ngay trong lòng đô thị. Tại Olso (Na Uy), London (Anh) hay Paris (Pháp), chính phủ đã ban hành lệnh cấm xe chạy bằng xăng vào các khu vực trung tâm.

Đa số các quốc gia không chọn giải pháp sử dụng rào chắn vật lý mà thường kết hợp với các "chốt mềm" và công nghệ giám sát để hạn chế xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch đi vào các khu vực trung tâm.

Ví dụ ở London, chính phủ lắp đặt hệ thống camera ANPR (Automatic Number Plate Recognition) tại các cửa ngõ khu trung tâm để kiểm soát xe lưu thông. Trong trường hợp người dùng điều khiển xe không đạt chuẩn khí thải vào nơi quy định có thể bị phạt khoảng 12,5 GBP/ngày, tương đương gần 17 USD/ngày.

Tại Madrid (Tây Ban Nha), chính phủ đã thành lập các chốt kiểm soát mềm để hạn chế lượng xe xăng, dầu đi vào các trục đường chính.

Ưu đãi xe điện

Tại Na Uy, chính phủ đã đặt mục tiêu 100% xe mới bán ra từ năm 2025 sẽ là xe không phát thải (EV hoặc hydrogen). Dù chưa ban hành luật cấm bán xe xăng mới, quốc gia này đã triển khai loạt giải pháp điều chỉnh mức thuế nhằm hỗ trợ xe điện.

Cụ thể trước năm 2023, người dùng mua xe điện không cần thanh toán thuế giá trị gia tăng (tương đương 25% giá xe ). Ngoài ra, thuế đăng ký lần đầu tính trên dung tích động cơ, phí cầu đường, đỗ xe, di chuyển qua tàu, phà cũng được miễn phí khi người dân chọn mua xe điện.

Tại Hà Lan, từ năm 2030, các loại xe không phát thải mới được đăng ký mới. Người dân không được mua xe xăng mới và cũng không thể đăng kiểm lại xe động cơ đốt trong cũ.

Hiện tại, các thành phố lớn ở Hà Lan gồm Amsterdam hay Rotterdam đã bắt đầu được áp dụng quy định giới hạn đăng ký mới cho xe xăng.

An Bình/Phòng Quốc tế-Đối ngoại

Kỳ 3: Chiến lược của Trung Quốc