• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chuyên gia Hoa Kỳ: Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra chiến lược mới để ứng phó kịp thời với diễn biến của dịch bệnh

(Chinhphu.vn) – Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan khó lường khiến cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra chiến lược mới để ứng phó kịp thời với diễn biến của dịch bệnh.

26/07/2021 09:55

Bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ

Đây là đánh giá của Bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam (CDC) về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam hiện nay.

Bác sĩ Eric Dziuban nhấn mạnh, Việt Nam chưa trải qua tình huống tương tự như trong đợt dịch lần này. Trong suốt năm 2020 Việt Nam đã có một chiến lược ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 rất thành công, có thể kiểm soát tốt các đợt bùng phát ngay tại giai đoạn đầu bằng cách sử dụng các biện pháp truy vết nhanh để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Cho tới cuối tháng 4, những đợt bùng phát dịch bệnh ở Việt Nam đều rất nhỏ.

Đánh giá về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng: Hiện chúng tôi thấy số ca nhiễm hằng ngày ở Việt Nam đang tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra. Chúng tôi cũng nhận thấy tình trạng tương tự ở nhiều quốc gia khác. Nhất là các quốc gia ở Đông Nam Á, nơi biến thể này đang lây lan theo những cách chưa từng có từ trước tới nay. Và đây cũng là điều mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Đại diện CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là phải bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu số ca bệnh tăng nhanh có thể làm vỡ hệ thống y tế. Điều đó không được xảy ra ở Việt Nam khi cơ sở hạ tầng y tế không thể so sánh với các nước phát triển. Yêu cầu làm chậm đường truyền nhiễm, tức là “làm phẳng” đường cong lây bệnh là cần thiết.

Mặc dù không thể xóa sổ virus ngay lập tức nhưng có thể làm chậm sự lây lan của chúng. Việc này sẽ giúp hệ thống y tế duy trì dưới ngưỡng bị quá tải. Mọi thứ có thể tốt hơn khi các ca bệnh được xử lý và điều trị tốt hơn, với hệ thống chăm sóc sức khỏe được vận hành chủ động, linh hoạt trong tầm kiểm soát.

Bác sĩ Eric Dziuban nêu rõ: Đối với các tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay, các ca nhiễm còn tương đối thấp, nhưng có nguy cơ tăng nhanh hơn. Theo chúng tôi chiến lược ở các tỉnh phía Bắc là phải kiềm chế ngay và nhanh, ngăn chặn sự lây truyền trong cộng đồng giống như cách mà năm 2020 Việt Nam đã làm để có thể hy vọng đưa số ca nhiễm về mức không hoặc gần bằng không. Cần phải ngăn chặn ngay từ đầu trước khi rơi vào tình huống đang gặp phải ở các tỉnh phía Nam với hàng nghìn trường hợp mắc COVID-19 mỗi ngày.  

Theo Bác sĩ Eric Dziuban, biến thể này thực sự đã tạo ra một vấn đề lớn và thay đổi toàn bộ tình hình đại dịch trên toàn cầu.

Vaccine là con đường cuối cùng để chiến thắng virus này. Việc Việt Nam nhận được hàng triệu liều vaccine COVID-19 là một tin tốt nhưng cùng với chiến lược tiêm vaccine, những biện pháp quyết liệt vẫn cần phải thực hiện để làm giảm sự lây nhiễm trong cộng đồng. Tại những thành phố với các đợt bùng phát lớn, ghi nhận hơn 1.000 ca/ngày, cần cố gắng hạn chế người dân bị phơi nhiễm trước COVID-19. Điều này không thể đưa số ca mắc về con số 0 qua một đêm nhưng ít nhất có thể làm giảm sự gia tăng và bảo vệ hệ thống y tế không bị quá tải. Những biện pháp này tương tự như những gì đang được thực hiện ở Hà Nội và một số tỉnh khác. Việc hạn chế tập trung đông người đã được thực hiện hiệu quả ở Việt Nam năm 2020 và Việt Nam nên tận dụng biện pháp này trong ngắn hạn cho tới khi tiêm đủ số mũi vaccine COVID-19 cho người dân.

Giám đốc CDC Mỹ Eric Dziuban cho rằng, Việt Nam đã “khôn ngoan” khi lựa chọn chiến lược COVID-19 của riêng mình khi tính đến các điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau.

Việt Nam đã nhận được một số lô vaccine nhưng để tiêm đủ cho người dân vẫn còn “một chặng đường dài”, Bác sĩ Eric Dziuban khuyến cáo người dân Việt Nam phải thực sự đoàn kết, nâng cao ý thức và tuân thủ nghiêm các quy định chống dịch của Chính phủ. Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, không thể an toàn trước biến thể Delta cho đến khi người dân được tiêm chủng với tỷ lệ cao. Chừng nào mà virus còn tiếp tục lây lan ở một số khu vực trên hành tinh này thì phần còn lại của thế giới vẫn gặp rủi ro./.

BT (tổng hợp)