• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có cần phần "Kính gửi" trong báo cáo không?

(Chinhphu.vn) - Thể thức trình bày văn bản hành chính dựa trên Mẫu 1.4 Phụ lục III Nghị định số 30/2020/NĐ-CP là mẫu trình bày áp dụng chung đối với tất cả các loại văn bản hành chính có tên loại và các quy định cụ thể tại Phụ lục I của Nghị định.

18/03/2023 07:02

Theo phản ánh của ông Đỗ Quốc Hưng (Quảng Ninh), Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định, ngoài tờ trình, công văn có phần “Kính gửi”, đối với báo cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên (ví dụ: UBND cấp huyện báo cáo Sở Tài chính, UBND cấp huyện báo cáo UBND cấp tỉnh) có thêm phần “Kính gửi” cùng với tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản, nằm phía dưới phần tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

Tuy nhiên, theo quy định tại Mẫu 1.4 - Văn bản có tên loại kèm theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì mẫu Báo cáo không quy định có phần "Kính gửi". Ông Hưng hỏi, có cần  từ "Kính gửi" trong mẫu báo cáo không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Báo cáo là loại văn bản hành chính được sử dụng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan. 

Nội dung của báo cáo thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.

Nội dung ông Đỗ Quốc Hưng hỏi đã được quy định trong Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư (Điểm b Khoản 9 Mục II Phần I Phụ lục I, tại trang 7): "Nơi nhận văn bản đối với tờ trình, báo cáo (cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên) và công văn bao gồm hai phần: Phần thứ nhất bao gồm từ "kính gửi", sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc; phần thứ hai bao gồm từ "nơi nhận", phía dưới là từ "như trên", tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản".

Thể thức trình bày văn bản hành chính dựa trên Mẫu 1.4 Phụ lục III Nghị định số 30/2020/NĐ-CP là mẫu trình bày áp dụng chung đối với tất cả các loại văn bản hành chính có tên loại và các quy định cụ thể tại Phụ lục I của Nghị định.

Chinhphu.vn