• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có được cộng dồn thời gian công tác để hưởng phụ cấp thâm niên?

(Chinhphu.vn) – Theo quy định, Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.

27/12/2021 08:02

Bà Nguyễn Thị Thủy (Thái Bình) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau:

Ông A giữ chức vụ Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ tháng 9/2001 đến tháng 7/2005. Từ tháng 8/2010 đến nay (tháng 10/2021) giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Theo Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 1/6/2010 của Chính phủ, ông được hưởng phụ cấp thâm niên 5% từ tháng 8/2010 và mỗi năm tăng thêm 1%. Nay ông A đề nghị được cộng dồn thời gian giữ chức vụ Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ tháng 9/2001 đến tháng 7/2005 để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Bà Thủy hỏi, trường hợp này có được cộng dồn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ không?

Cục Dân quân tự vệ, Bộ Quốc phòng trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 46 Luật Dân quân tự vệ năm 2009, quy định: “Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên”.

Tại Điều 39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 1/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ: “Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ đến khi thôi giữ chức vụ đó được hưởng vụ phụ cấp thâm niên, mỗi năm công tác bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng.”

Tại Điều 18 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 5/1/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ:

“1. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) công tác liên tục thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã nếu có thời gian công tác liên tục ở các ngành được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì được cộng nối thời gian đó với thời gian làm cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”

Đối chiếu với các quy định văn bản pháp luật về Dân quân tự vệ, như vậy ông A giữ chức vụ Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ tháng 9/2001 đến tháng 7/2005 (tổng số thời gian là 47 tháng); ông A chưa đủ thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ đến khi thôi giữ chức vụ đó, thì chưa được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Tại Khoản 4 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ năm 2019, quy định “Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên”.

Tại Điều 10 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ (Nghị định số 72/2020/NĐ CP), quy định:

“1. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

3. Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghi ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Căn cứ vào các quy định pháp luật về Dân quân tự vệ, đề nghị bà Nguyễn Thị Thủy liên hệ với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình để được xem xét, giải quyết.

Chinhphu.vn