• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có được điều chỉnh tiền đóng BHXH và tiền lãi do nộp nhầm?

(Chinhphu.vn) – Trường hợp cơ quan BHXH thu sai mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHT, BHTN dẫn đến tăng số phải thu, làm đơn vị chậm đóng, phải tính nộp tiền lãi thì đề nghị đơn vị liên hệ cơ quan BHXH để điều chỉnh tiền lương, số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng theo đúng quy định.

23/01/2019 09:02

Theo phản ánh của ông Nguyễn Đình Tú (tỉnh Đắk Nông), trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông được BHXH thị xã thông báo nợ tiền BHXH sau khi kiểm tra phát hiện nhân viên bảo hiểm nhập sai hệ số chức vụ của thầy giáo Nguyễn Văn Đức từ 0,45 thành 4,5 chênh lệch 4,05 với hệ số thâm niên ngành 1,094.

Do vậy, với mức lương tối thiểu tại thời điểm đó là 1.150.000 đồng thì từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2015 cơ quan phải nộp 21.148.270 đồng và tiền lãi trên số tiền chậm đóng.

Ngoài ra, cơ quan BHXH thu sai mức lương tối thiểu của đơn vị từ 5/2014 đến tháng 12/2014, ngày 12/1/2015 mới phát hiện sai, tháng 3/2015 thông báo thu trên C12-TS là 66.306.175 đồng. Mức lương 1.150.000 đồng mà phần mềm thu 1.050.000 đồng.

Ông Tú hỏi, cơ quan nào trả số tiền cho lỗi sai này? Làm sao để xin kinh phí nộp số tiền trên? Đơn vị có quyết định thâm niên nghề nhà giáo ngày 31/5/2013 nhưng đến tháng 8/2013 mới làm hồ sơ báo tăng thì tiền lãi tính cách nào? Quyết định thâm niên nghề nhà giáo chỉ có một lần nhưng được tính từ tháng 5/2011, vậy BHXH thị xã tính lãi chậm nộp hồ sơ từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2013 có đúng không?

Hồ sơ chuyển đơn vị công tác cơ quan ông nộp đầy đủ nhưng không nộp thẻ BHYT nên cơ quan BHXH thị xã truy thu tiền thẻ BHYT từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2014 tổng 16 tháng với số tiền 3.393.968 đồng trong tháng 9/2013. Vậy, nếu quy trách nhiệm thì thuộc về đơn vị nào? Nếu đúng trách nhiệm nhân viên quản lý thu phải nhắc nhở đơn vị để tránh truy thu.

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Trường hợp cán bộ chuyên quản thu của BHXH thị xã Gia Nghĩa thuộc BHXH tỉnh Đắk Nông đã nhập nhầm tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN (nhập nhầm phụ cấp chức vụ từ 0,45 thành 4,05 và nhập nhầm phụ cấp thâm niên nghề cao hơn với hệ số là 1,049) làm cho số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cao hơn, dẫn đến đơn vị sử dụng lao động phải đóng số tiền BHXH, BHYT, BHTN tăng thêm là 21.148.270 đồng thì đề nghị đơn vị liên hệ với cơ quan BHXH để điều chỉnh lại số tiền phải đóng (chậm đóng) và số tiền lãi tính trên số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đã tính nhầm.

Yêu cầu BHXH thị xã Gia Nghĩa thuộc BHXH tỉnh Đắk Nông cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát thật kỹ sau khi nhập hồ sơ tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị và người lao động để tránh sai sót không đáng có xảy ra.

Nội dung của ông Tú chưa rõ nên BHXH Việt Nam không thể trả lời cụ thể. Tuy nhiên, trường hợp cơ quan BHXH thu sai mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHT, BHTN dẫn đến tăng số phải thu, làm đơn vị chậm đóng, phải tính nộp tiền lãi thì đề nghị ông Tú liên hệ cơ quan BHXH để điều chỉnh tiền lương, số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng theo đúng quy định.

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH năm 2006, Khoản 2 Điều 49 Luật BHYT năm 2008, Điểm 1 Công văn số 856/LĐTBXH-BHXH ngày 19/3/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH, trường hợp đơn vị nộp hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN trong vòng 30 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định hoặc hợp đồng lao động (phụ lục hợp đồng lao động) nâng bậc, nâng ngạch, điều chỉnh tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHYT của người lao động thì không thực hiện tính lãi đối với phần chênh lệch mức đóng BHXH, BHYT. Trường hợp nộp hồ sơ chậm từ 30 ngày trở lên thì tính lãi theo quy định.

Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp đơn vị có quyết định hưởng thâm niên nhà giáo từ ngày 31/5/2013 nhưng đến tháng 8/2013 đơn vị mới nộp hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN thì cơ quan BHXH đã tính, thu tiền lãi chậm đóng đối với đơn vị là đúng quy định.

Căn cứ quy định tại Điều 39 và Điều 41 Luật BHYT năm 2008, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT, đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thu tiền và cấp thẻ BHYT cho người lao động thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Theo quy định tại Điểm 2.1 Điều 70 và Điểm 1.4 Điều 71 quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định trách nhiệm người tham gia khi di chuyển đơn vị, chuyển tỉnh, phải nộp lại thẻ BHYT còn hạn sử dụng cho đơn vị, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động thu hồi thẻ BHYT của người lao động ngừng việc, di chuyển, nghỉ hưởng chế độ, nộp lại cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Căn cứ quy định trên và hồ sơ thực tế báo giảm lao động của đơn vị mới quy trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tập thể.

Chinhphu.vn