• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có được sử dụng hai loại tiền tệ trong một dự án?

(Chinhphu.vn) - Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam – VNSTEEL đang chuẩn bị thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng, bổ sung dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn/năm”. Trong đó, phần thiết bị, dịch vụ nhập khẩu dự kiến 25 triệu EUR, giá trị xây dựng, lắp đặt, dịch vụ trong nước 450 tỷ VND.

10/07/2018 09:02

Trên quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Công ty dự kiến ghi như sau:

Tổng mức đầu tư của dự án gồm: Ngoại tệ: 25 triệu EUR; Nội tệ: 450 tỷ VND. Tương đương: 1.150 tỷ VND (tỉ giá 1EUR = 28.000VND).

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, hiện nay quy định của pháp luật có cấm việc phê duyệt tổng giá trị đầu tư bằng hai loại tiền tệ như trên không? Nếu được phê duyệt như trên, khi thực hiện hoàn thành dự án, số ngoại tệ và nội tệ đều không vượt số phê duyệt như trên nhưng do tỷ giá EUR tăng cao làm tổng giá trị quy ra VND vượt 1.150 tỷ VND thì dự án có bị xem là tăng tổng mức đầu tư không?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Trong phạm vi Luật Xây dựng không quy định bắt buộc sử dụng một hay nhiều loại tiền trong cùng một dự án nên việc phê duyệt dự án với 2 loại tiền là không trái với quy định pháp luật về xây dựng. Tuy nhiên, đề nghị công dân nghiên cứu Điều 10 Luật Đấu thầu để thống nhất sử dụng đồng Việt Nam thuận lợi cho giai đoạn xác định dự toán gói thầu và công tác đấu thầu.

Trường hợp thực hiện theo Hiệp định thương mại ký kết giữa 2 bên hoặc theo hợp đồng vay vốn... hoặc theo yêu cầu công việc phải nhập khẩu máy móc, thiết bị... đòi hỏi phải thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ thì người quyết định đầu tư có thể xem xét phê duyệt trong mức đầu tư theo nhiều loại tiền tệ.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng thì “Đồng tiền sử dụng trong thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về ngoại hối”.

Do đó, người quyết định đầu tư xem xét sử dụng loại đồng tiền cho phù hợp. Khi tính tổng mức đầu tư có sử dụng cả tiền Đồng Việt Nam và cả ngoại tệ nên quy đổi về tiền Đồng Việt Nam.

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 134 Luật Xây dựng năm 2014, trong đó không có quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư khi thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ.

Việc sử dụng, lưu hành ngoại tệ thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về tiền tệ và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Chinhphu.vn