• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có giấy chứng nhận bị thương được hưởng chế độ gì?

(Chinhphu.vn) - Ông Trịnh Văn Thắng (Bắc Ninh) nhập ngũ tháng 4/1965, bị thương ngày 31/5/1970 tại Campuchia, có giấy chứng nhận bị thương, tỷ lệ thương tật 16%. Năm 1971, ông xuất ngũ. Vậy, trường hợp của ông Thắng được hưởng những chế độ gì?

20/05/2016 08:02

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% và được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh.

Trường hợp bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần. Việc chi trả trợ cấp một lần đối với người bị thương thuộc lực lượng quân đội do cơ quan quân đội thực hiện.

Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau 3 năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

Trường hợp đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung.

Chinhphu.vn