• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm giao thông

(Chinhphu.vn) - Ngày 4/11/2013, ông Nguyễn Thanh (thanhng.ueh@...) đi xe máy ngược chiều tại đường số 18, quận Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh và phải nộp phạt 600.000đ, đồng thời bị tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày. Ông Thanh hỏi, vi phạm của ông sẽ bị xử lý theo quy định nào và ông có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính này không?

02/01/2014 17:02

Ông Thanh cho rằng, việc áp dụng thí điểm xử lý vi phạm giao thông đường bộ khu vực nội thành theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành tính đến thời điểm ông vi phạm. Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP không gia hạn việc áp dụng thí điểm xử lý vi phạm giao thông khu vực nội thành. Chiếu theo 2 quy định này thì ông chỉ bị xử phạt từ 200.000đ - 400.000đ và không bị tạm giữ giấy phép lái xe.

Về vấn đề này, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì việc áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành chỉ áp dụng đối với một số đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và được thực hiện trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 20/5/2010). Như vậy, từ ngày Nghị định nêu trên có hiệu lực thi hành đến thời điểm ngày 4/11/2013 thì đã qua thời hạn 36 tháng.

Tuy nhiên, ngày 19/9/2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2010/NĐ-CP; trong đó, quy định việc áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành được áp dụng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ) và được thực hiện trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (ngày 10/11/2012). Do đó, đến thời điểm ngày 4/11/2013 chưa qua thời hạn 36 tháng nên quy định nêu trên còn hiệu lực thi hành.

Theo đó, đối với các hành vi đi ngược chiều của đường một chiều người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Người bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại; thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân