• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Có tính đóng BHXH các khoản thu nhập không cố định?

(Chinhphu.vn) - Bà Hà Thị Minh (Gia Lai) làm việc tại công ty cổ phần, tổng thu nhập 12 triệu đồng/tháng, gồm lương theo hợp đồng lao động 2,9 triệu đồng và 9,1 triệu đồng phụ cấp hiệu quả công việc. Bà Minh hỏi, theo quy định thì tiền lương đóng bảo hiểm của bà là bao nhiêu?

05/04/2018 07:02

Cũng liên quan đến việc xác định các khoản thu nhập tính đóng bảo hiểm cho người lao động, Công ty của Nguyễn Thị Thanh Huyền (Hải Dương) ký hợp đồng dài hạn với người lao động, hàng tháng trả lương cố định theo hợp đồng lao động. Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh thực tế hàng quý hoặc cuối năm công ty trích chi phí tăng quỹ lương để trả thêm cho người lao động, khoản này không cố định, không thường xuyên. Bà Huyền hỏi, từ ngày 1/1/2018 công ty của bà có phải đóng bảo hiểm cho người lao động cả những khoản thu nhập này không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ; Khoản 2, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Khoản 1; Điểm a, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức lương được tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Phụ cấp lương các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các khoản phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Chinhphu.vn