• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Con riêng có quyền hưởng thừa kế?

(Chinhphu.vn) - Bà Phạm Hoàng Yến (Quảng Bình) là người con duy nhất của bố mẹ bà, cách đây 1 năm mẹ bà chết không để lại di chúc. Tài sản chung của bố mẹ bà là 1 mảnh đất thổ cư, trên đất có 1 căn nhà xây 6 tầng. Bà Yến muốn hỏi, con riêng của bố bà có được hưởng tài sản thừa kế của mẹ bà không?

18/11/2013 16:02

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Yến như sau:

Điểm a, khoản 1, khoản 2  Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp mẹ bà Phạm Hoàng Yến khi chết di sản thừa kế được xác định bằng ½ khối tài sản chung vợ chồng.

Do không để lại di chúc, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bà Yến gồm: Bố bà Yến, bà Yến và cha đẻ, mẹ đẻ của mẹ bà Yến (nếu còn sống); cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con riêng của mẹ bà Yến (nếu có) sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người con riêng của bố bà Yến không phải là người thừa kế theo pháp luật của mẹ bà Yến nên không được hưởng di sản của mẹ bà Yến.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.