• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công chức điều động có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

(Chinhphu.vn) - Trước đây, bà Trần Thị Kim Huyên (huyenml2005@...) là công chức Sở Công Thương, từ tháng 6/2010, bà được điều động về làm Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công của tỉnh, hàng tháng, Trung tâm trực tiếp trừ tiền lương của bà để đóng bảo hiểm thất nghiệp.

15/12/2013 08:11
Ảnh minh họa

Bà Huyên đã có 30 năm công tác tại cơ quan quản lý Nhà nước và hơn 3 năm tại đơn vị sự nghiệp, đến tháng 12/2014 bà được nghỉ hưu theo chế độ. Bà Huyên hỏi, trường hợp của bà có bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bà Huyên như sau:

Tại khoản 3 và khoản 4, Điều 2 Luật BHXH quy định, người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 30 tháng với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

Căn cứ khoản 4, Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 08/2011/TT-BNV thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được xác định là công chức. Theo đó, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Sở không được xác định là công chức.

Căn cứ điểm d, khoản 1 Điều 58 và khoản 1, Điều 59 Luật Viên chức, trường hợp công chức được điều động về làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 15/2012/TT-BNV hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 58 Luật Viên chức.

Trường hợp bà Trần Thị Kim Huyên trước đây là công chức Sở Công Thương. Từ tháng 6/2010, bà được điều động về Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thương), giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm. Căn cứ các quy định nêu trên, bà Huyên được xác định là viên chức, có các quyền, nghĩa vụ và được quản lý như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, đồng thời là đối tượng tham gia BHTN, nếu Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp có 10 viên chức, người lao động trở lên.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.