• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công dân hỏi về chính sách ưu đãi người có công

(Chinhphu.vn) – Một số phản ánh, kiến nghị của công dân tuần qua liên quan đến chế độ, chính sách đối với người có công, như đề nghị công nhận liệt sĩ, điều chỉnh tỷ lệ thương tật, trợ cấp với người được tặng Bằng có công với nước, chế độ với người bị địch bắt tù đày, chế độ với người bị nhiễm chất độc da cam…

08/09/2012 08:32

Tìm mộ liệt sĩ và đề nghị công nhận liệt sĩ

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, gia đình bà Lưu Thị Mai Hương (TP Hà Nội, email: huong@...) có nguyện vọng tìm kiếm phần mộ liệt sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, hy sinh ngày 7/5/1969 trong trận chiến đấu tại Núi Đất, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Tuấn nhập ngũ ngày 10/4/1968, công tác tại đơn vị huấn luyện C3D2, Bộ Tư lệnh 305. Qua đồng đội của ông Tuấn, gia đình bà Hương được biết, ông Tuấn đã được đơn vị truy tặng Huân chương Chiến công Hạng Hai.

Gia đình bà Hương cũng muốn được biết, nếu đúng liệt sĩ Tuấn đã được truy tặng Huân chương Chiến công Hạng Hai thì thân nhân của liệt sĩ Tuấn có được hưởng chế độ, chính sách không?

Do hoàn cảnh chiến tranh, đơn vị cũ làm thất lạc Giấy báo tử, nên hiện nay bố đẻ của ông Phạm Công Đức (tỉnh Quảng Trị; email: cpcongduc1@...) là Phạm Công Lập vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ.

Ông Lập sinh năm 1932, quê quán tại thôn An Nha, xã Gio Linh, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông Lập đã từng công tác tại Ty Nông nghiệp-Thủy lợi khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông Lập hy sinh ngày 15/10/1967 khi đang trên đường làm nhiệm vụ đơn vị giao, cùng với đồng nghiệp là Phan Thị Giao (hiện nay đã được công nhận là liệt sĩ).

Nay ông Đức đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ đối với trường hợp của bố ông.

Chế độ với người có công và thân nhân

Ông Lương Kim Bình (tỉnh Tuyên Quang, email: luongkimbinh@...) phản ánh: Ông Bình nhập ngũ năm 1972, xuất ngũ năm 1983, hưởng chế độ bệnh binh với tỷ lệ mất sức lao động 51%. Theo quy định, năm 1985 Ty Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) thực hiện giám định lại sức khỏe cho ông Bình và kết luận ông Bình mất sức lao động 61%.

Tuy nhiên, từ năm 1990, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên điều chỉnh tỷ lệ mất sức lao động của ông Bình xuống còn 51% mà không thông báo cho ông Bình biết. Ông Bình đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Bà Lê Thị Kim Dung (tỉnh Hà Tĩnh, email: kimhuy161210@...) gửi thư đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết việc hưởng chế độ nạn nhân chất độc màu da cam đối với trường hợp của bố đẻ là ông Nguyễn Văn Thì.

Ông Thì nhập ngũ tháng 3/1959, tham gia chiến đấu tại Chiến trường B là vùng nhiễm chất độc màu da cam. Tháng 3/1985 ông Thì xuất ngũ, hưởng chế độ thương binh hạng ¾. Năm 2009 gia đình đã nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ đối với người nhiễm chất độc màu da cam cho ông Thì nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết.

Có Bằng “Có công với nước” và giấy xác nhận của một số cán bộ tiền khởi nghĩa đã đủ điều kiện xem xét hưởng chế độ đối với người có công hay chưa là thắc mắc của bà Hoàng Thị Tình (tỉnh Sơn La).

Bố chồng bà Tình là Trương Quảng Trung, chết năm 1973, đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Có công với nước” và em chồng bà đã được hưởng 1.000.000 đồng tiền trợ cấp.

Bà Tình muốn được biết các con của bố chồng bà có được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng không?

Ông Võ Tá Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trường hợp bố đẻ ông là Võ Cửu, sinh năm 1901 đã tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1930, hiện hồ sơ đang được lưu giữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.

Năm 2010, ông Hà đã làm hồ sơ gửi Ban Tổ chức Huyện ủy Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xem xét việc hưởng chế độ chính sách đối với trường hợp của bố ông nhưng được trả lời là không đủ điều kiện.

Cổng TTĐT Chính phủ đã chuyển các kiến nghị, phản ánh trên đến cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết và sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc khi nhận được văn bản trả lời.

 Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân