• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tăng trưởng 25-30%/năm

(Chinhphu.vn) – Sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch, ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt 25-30%/năm trên tất cả các lĩnh vực.

28/02/2014 13:35
Các DN đóng tàu Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mới. Ảnh: VGP/Quỳnh Hoa
Đó là khẳng định của Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Đỗ Đức Tiến tại Hội thảo “Công nghiệp đóng tàu Việt Nam - Giai đoạn phát triển mới” diễn ra ngày 27/2.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 120 nhà máy đóng tàu  có trọng tải 1.000 DWT trở lên thuộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bước đầu đã hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của ngành công nghiệp đóng tàu biển với một số nhà máy đang hoạt động có sản phẩm tàu biển được thế giới chấp nhận.

Công nghệ của các nhà máy được chú trọng đổi mới. Từ năng lực ban đầu chỉ đóng được tàu 3.000 DWT, đến nay ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đóng được hầu hết các gam tàu tổng hợp, tàu hàng rời, tàu dầu, tàu chở ô tô; xây dựng được một số cơ sở công nghiệp phụ trợ hỗ trợ ngành Công nghiệp tàu thủy.

Cũng theo ông Tiến, Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 xác định công nghiệp đóng tàu là một trong hai trụ cột quan trọng nhất của ngành kinh tế hàng hải, lĩnh vực được kỳ vọng đứng thứ hai về đóng góp ngân sách Nhà nước.

Để cho ngành Công nghiệp đóng tàu phát triển, một số giải pháp về chính sách sẽ được các cơ quan chức năng bổ sung và sửa đổi trong thời gian tới. Trong đó, trước mắt sẽ sửa đổi các văn bản pháp quy nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển, đóng tàu vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, từng bước nâng cao năng lực thị phần.

Ngoài ra, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, bao gồm các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam; xây dựng chương trình phát triển đội tàu biển Việt Nam để có chính sách thích hợp, đồng bộ hỗ trợ kịp thời quá trình tái cơ cấu, kết hợp phát triển và hiện đại hóa đội tàu quốc gia.

Đồng thời khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp đóng tàu mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành vận tải biển và ngành đóng tàu. Đây là những thách thức đối với các quốc gia đóng tàu, trong đó có Việt Nam.

Theo đại diện của Hãng môi giới Broker, thị trường vận tải của năm 2014 đã có những dấu hiệu phục hồi. Giá đóng tàu mới và giá cước vận tải cũng tăng. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc ra tăng năng lực đóng tàu của mình.

Lượng đơn hàng nhiều có thể quay trở lại mức hợp đồng như năm 2004, các đội tàu hơn 4000 TEU nhu cầu sẽ tăng mạnh điều này sẽ tạo ra nhu cầu mới cho các đội tàu. Đáng chú ý, với loại tàu container, cung có thể thiếu 20% so với cầu.

Theo đại diện Broker, ngành đóng tàu Việt Nam đang phải cạnh tranh với Nhật Bản và Trung Quốc về điều kiện tài chính và thanh toán, do vậy, để ngành này phát triển, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.

Linh Đan