• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Công ty Quản lý tài sản mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Thông tư quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đề xuất công ty này mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt.

24/06/2013 16:37

Ảnh minh họa
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt phải thuộc phạm vi quy định và đáp ứng các điều kiện như khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản, bao gồm cả bất động sản hình thành trong tương lai; khoản nợ, tài sản bảo đảm phải hợp pháp; khoản nợ chưa được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác của tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm của khoản nợ không có tranh chấp; khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ chứng minh tính hợp pháp của khoản nợ, tài sản bảo đảm; các quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên bảo đảm và bên có nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, khách hàng vay phải còn tồn tại và có số dư nợ gốc vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với khách hàng vay là tổ chức và không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mua các khoản nợ của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và xử lý nhanh nợ xấu.

Trình tự mua nợ

Trình tự mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước đề xuất cụ thể: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị mua nợ của tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ bổ sung hồ sơ (nếu có).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Công ty Quản lý tài sản xem xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị bán nợ và quyết định mua hoặc không mua các khoản nợ bảo đảm phù hợp với phương án phát hành trái phiếu đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Trong trường hợp không mua nợ, Công ty Quản lý tài sản phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức tín dụng đề nghị bán nợ và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo đồng ý mua nợ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản tiến hành ký kết hợp đồng mua bán nợ.

Sau khi ký kết hợp đồng mua, bán nợ, Công ty Quản lý tài sản tiếp tục kiểm tra, thu thập thông tin và đánh giá tính chính xác, trung thực của hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ, tài sản bảo đảm. Công ty Quản lý tài sản có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ đối với các khoản nợ theo quy định và thông báo cho tổ chức tín dụng để thu hồi trái phiếu đặc biệt liên quan đến các khoản nợ đó.

Mua nợ theo giá trị thị trường

Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, Công ty Quản lý tài sản mua nợ theo giá trị thị trường đối với các khoản nợ thuộc phạm vi quy định và đáp ứng điều kiện sau: Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ (các khoản nợ được đánh giá lại theo giá trị thị trường trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ; giá mua nợ không cao hơn giá trị thị trường hoặc giá trị đánh giá lại của khoản nợ); Tài sản bảo đảm của khoản nợ có khả năng phát mại (tài sản bảo đảm hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, đã được bàn giao hoặc cam kết bàn giao cho tổ chức tín dụng để xử lý và loại tài sản đang được giao dịch trên thị trường); Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ (khách hàng vay có phương án sản xuất, kinh doanh và phương án trả nợ khả thi).

Theo Ngân hàng Nhà nước, khi mua nợ theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản phải thực hiện đánh giá lại giá trị khoản nợ hoặc thuê tổ chức tư vấn đánh giá khoản nợ, tài sản bảo đảm.

Theo dự thảo, phạm vi các khoản nợ được mua gồm:

1- Các khoản nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và các khoản nợ khác thuộc hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

2- Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết) do tổ chức tín dụng mua đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại tổ chức tín dụng;

3- Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, uỷ thác cấp tín dụng mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận uỷ thác, bên vay ủy thác có nợ xấu tại tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến góp ý dự thảo trên tại website của cơ quan này.

Thanh Hoài

Tin liên quan:

>> Ban hành Nghị định thành lập Công ty Quản lý tài sản