• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cử tri đề nghị siết quản lý vật nuôi nơi công cộng

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của cử tri tỉnh Ninh Thuận, hiện nay nhiều quy định pháp luật chưa đi vào cuộc sống như quy định về xử phạt hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng và không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích, giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng…

08/09/2019 08:02

Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, cử tri đề nghị các bộ ngành hữu quan tăng cường công tác thực thi pháp luật.

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri tỉnh Ninh Thuận như sau:

Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi nói chung đã được Nhà nước quan tâm, ban hành các chính sách pháp luật để áp dụng thực hiện, như: Luật Thú y năm 2015, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 6/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; trong đó quy định rõ, cụ thể trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc quản lý đàn chó và tổ chức phòng, chống bệnh dại ở động vật.

Trong thời gian gần đây, theo báo cáo của cơ quan thú y, tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng do công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa tốt, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi đạt thấp và công tác tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại chưa được thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng chủ vật nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Nguyên nhân cơ bản là do chính quyền các cấp của các địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo đúng quy định và chỉ đạo tại các văn bản nêu trên.

Để khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế nêu trên, từ đầu năm đến nay, Bộ đã ban hành Công điện số 2704/CĐ-BNN-TY ngày 10/4/2019 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại, Chỉ thị số 3402/CT-BNN-TY ngày 16/5/2019 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại cho động vật.

Ngoài ra, Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức phòng, chống bệnh dại; hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của địa phương chủ động tổ chức thực hiện hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật nói chung và lĩnh vực thú y nói riêng, đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận kiến nghị UBND tỉnh Ninh Thuận triển khai có hiệu quả một số nội dung sau: Xây dựng và triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh; ban hành quy định cụ thể về bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh dại, có dấu hiệu mắc bệnh dại; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh dại và quản lý chó nuôi; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP.

Chinhphu.vn