Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Đối tượng phải có giấy phép môi trường được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể:
"1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này".
Để xác định được dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, II và III nêu trên, chủ đầu tư căn cứ vào danh mục dự án đầu tư quy định tại Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Trường hợp dự án, cơ sở không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, ông căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 để đăng ký môi trường với UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, cơ sở hoặc được miễn đăng ký môi trường theo quy định.
Đối tượng được miễn đăng ký môi trường quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Đề nghị ông nghiên cứu các quy định nêu trên để xác định đúng thủ tục môi trường cần làm.
Chinhphu.vn