• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cục Chính sách giải đáp về chế độ đối với quân nhân xuất ngũ

(Chinhphu.vn) – Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) giải đáp các thắc mắc về đối tượng, địa bàn, thời gian tham gia quân đội để hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

13/01/2014 08:11

Ông Hà Vĩnh Phương (tỉnh Đồng Nai, email: havinhphuong_471@...): Trước đây tôi ở tại tỉnh Phú Yên, năm 1986, tôi nhập ngũ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Tháng 4/1989, tôi phục viên. Với thời gian tham gia quân đội như vậy tôi có được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg không? Hiện nay tôi đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Xuân Tân, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nếu thuộc đối tượng hưởng thì tôi phải nộp hồ sơ tại tỉnh Phú Yên hay tại nơi tôi đang sinh sống?

Cục Chính sách trả lời: Căn cứ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; đối chiếu với thời gian tham gia quân đội của ông Phương, thì ông Phương thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần.

Theo quy định, ông Phương sẽ nộp hồ sơ cho UBND xã Xuân Tân, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, nơi ông đăng ký hộ khẩu thường trú. Để được hướng dẫn cụ thể, ông có thể  liên hệ trực tiếp với UBND xã Xuân Tân.

Ông Mầu Văn Thành (tỉnh Thái Bình, email: mauvanthanhthb@...): Tôi nhập ngũ tháng 7/1984, tại đơn vị D334. Tháng 12/1984 tôi được điều động sang làm nhiệm vụ tại nước bạn Lào. Tháng 8/1987 tôi trở về đơn vị cũ và được xuất ngũ vào tháng 12/1987. Trong quyết định xuất ngũ của tôi không ghi thời gian công tác ở nước Lào, như vậy có đúng quy định không? Thời gian công tác của tôi có được quy đổi theo hệ số 1,5 không?

Cục Chính sách trả lời: Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2012 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì thời gian tính hưởng chế độ là thời gian công tác thực tế trong quân đội, không tính quy đổi.

Căn cứ thời điểm nhập ngũ, xuất ngũ thì thời gian được tính hưởng chế độ của ông Thành là 3 năm 6 tháng (được tính tròn 4 năm).

Ông Mai Văn Vẻ (email: vemaivan6381@...): Tháng 4/1981, tôi nhập ngũ tại F312 Quân đoàn I, Bắc Thái (cũ). Tôi được cử tham gia bảo vệ cầu Kỳ Lừa ở Lạng Sơn trong thời gian 1,5 năm. Thời gian trong quân ngũ tôi được cử đi học lớp Hạ sĩ quan ở tỉnh Ninh Bình. Năm 1985, tôi xuất ngũ  tại tiểu đoàn 703 Quân đoàn 1, TX. Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ đối với quân nhân vùng biên giới hải đảo không, nếu được tôi phải làm những thủ tục gì?

Cục Chính sách trả lời: Theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC thì đối tượng được hưởng chế độ, chính sách phải là người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam thuộc các huyện biên giới (bao gồm các huyện đảo biên giới) và các địa bàn phụ cận trong khoảng thời gian quy định.

Theo nội dung trình bày của ông Mai Văn Vẻ, đối chiếu với quy định nêu trên và Bản danh mục thì cầu Kỳ Lừa thuộc địa bàn thị xã Lạng Sơn (nay là thành phố Lạng Sơn). Thời gian xảy ra chiến sự ở thị xã Lạng Sơn từ tháng 2/1979 đến tháng 3/1979. Vì vậy, ông Vẻ không thuộc đối tượng được hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nêu trên.

Ông Trần Hải Hòa (tỉnh Phú Thọ, email: haihoaphuthotaytoc@...): Bố đẻ của tôi nhập ngũ tháng 2/1984, phục viên tháng 3/1987, trong đó thời gian làm nhiệm vụ quốc tế tại nước Lào là 3 năm 1 tháng. Gia đình tôi đã làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ cho bố tôi theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng chưa được giải quyết, thì tháng 5/2008, bố tôi chết. Trong trường hợp này gia đình tôi có được hưởng chế độ mai táng phí không, nếu được hưởng thì cần phải làm những thủ tục gì?

Cục Chính sách trả lời: Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, đối tượng từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 3.600.000 đồng.

Trường hợp bố đẻ ông Hòa chết tháng 5/2008, trước ngày Quyết định 62/2011/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành (1/1/2012) nên không thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân