
Ảnh minh họa.V.Nhiên
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh...
CÁC LOẠI HẠN HÁN
Hạn hán được phân ra 4 loại: Hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thủy văn và hạn kinh tế xã hội.
Hạn khí tượng: Là sự thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong trường hợp liên tục không mưa. Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu và lượng bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân nước. Do lượng bốc hơi đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo.
Hạn nông nghiệp: Sự thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngoài lượng mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều kiện xã hội (tưới, chế độ canh tác,...).
Hạn thủy văn: Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thủy văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu...
Hạn thủy văn được đặc trưng bằng sự suy giảm dòng chảy sông và thiếu hụt các nguồn nước mặt và nước ngầm. Các chỉ tiêu hạn thủy văn tiêu biểu bao gồm: Cán cân nước, hệ số khô, hệ số cạn, hệ số hạn.
- Cán cân nước: W=G-L
Trong đó: W: Lượng nước có trong hệ thống. G: Lượng nước đến; L: Lượng nước tổn thất
- Hệ số khô:
Trong đó: K kh : Hệ số khô; R: Lượng mưa; E: Lượng bốc hơi khả năng
- Hệ số cạn
Trong đó: K c : Hệ số cạn; Q i : Lưu lượng thời đoạn i của năm j; Q j : Lưu lượng năm;
Q 0 : Lưu lượng trung bình nhiều năm
- Hệ số hạn
Trong đó: K h : Hệ số hạn Có thể phân định 3 cấp hạn theo K h. Hạn nhẹ: K h <0,6; Hạn vừa: 0,6 <= K h <= 1; Hạn nặng: K h > 1.
Hạn kinh tế xã hội: Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.
Để mô tả khái quát tình hình chung về hạn hán trong các khu vực và diễn biến theo thời gian của chúng, người ta đã sử dụng chỉ số khô hạn các tuần, tháng và năm:
Ở đây: K t : chỉ số khô hạn tháng (năm); P t : Lượng bốc hơi theo Piche tháng (năm) . R t : Lượng mưa tháng (năm).
Hạn tháng Hạn hán trong một tháng nào đó của 12 tháng trong chu kỳ năm được ký hiệu là H(th)t xảy ra khi: R(th) t <= C(th).
Ở đây: R(th) t : Lượng mưa tháng t; C(th): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tháng
Với lượng mưa cả tháng bằng hoặc ít hơn 30mm mới được coi là tháng hạn. Như vậy tần suất hạn theo tháng ký hiệu là P(th) được xác định bằng:
m(th): Số lần quan trắc được hạn tháng; n(th): Số lần quan trắc lượng mưa tháng.
Hạn tuần: Theo thông lệ, tuần là 10 ngày trong 20 ngày đầu của tháng và 10 hoặc 11 ngày cuối tháng, có khi là 8 hoặc 9 ngày đối với tháng 2. Hạn hán trong một tuần nào đó trong số 36 tuần của cả năm được ký hiệu là H(t) t xảy ra khi:
R(t) t <= C t
Ở đây: R(t) t : Lượng mưa tuần t ; C(t): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tuần.
Cũng dựa trên kết quả thực nghiệm có thể chọn C(t) là 10mm. Tương tự như tần suất hạn tháng, P(t) được gọi là tần suất hạn theo tuần được xác định bằng:
m(t): Số lần quan trắc được hạn tuần. n(t): Số lần quan trắc lượng mưa tuần.
TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC
Tài nguyên nước bao gồm nước tàng trữ trên mặt đất (nước mặt) và nước trong lòng đất (nước ngầm hay nước dưới đất). Nước mặt ở trong sông , ngòi, ao, hồ... và nước ở dưới đất là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Ở nước ta, mưa là nguồn cung cấp chính của nước sông ngòi, ao, hồ và nước dưới đất. Khi hạn hán xảy ra nước trong sông ngòi, ao, hồ, và nước dưới đất cạn kiệt, không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và duy trì phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Như vậy, từ hạn khí tượng dẫn đến hạn thủy văn, hạn nông nghiệp. Để đánh giá tác động của hạn hán đối với nguồn nước, cần thiết phải làm sáng tỏ diễn biến của dòng chảy sông ngòi (lượng nước sông), thành phần chủ yếu của nguồn nước mặt. Hạn hán thường xảy ra trong mùa cạn vì mùa cạn là thời kỳ mưa ít, tổng lượng dòng chảy sông suối cạn kiệt, trong khi lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt lại rất lớn. Hạn thủy văn chủ yếu là sự thiếu hụt lượng dòng chảy sông ngòi trong một thời kỳ nào đó (năm, mùa, tháng
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG HẠN TRÊN QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng thường có các đặc điểm: địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá nhanh ra dòng chính hoặc ra biển; đất đá có khả năng chứa nước kém và không đều, phần đồng bằng ven biển thì tầng chứa nước mỏng và dễ bị nhiễm mặn, lượng mưa nhỏ và lượng bốc hơi rất lớn hoặc nguồn nước đang bị khai thác quá mức. Vì vậy, để giải quyết vấn đề hạn hán, thiếu nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp chủ yếu sau:
Xây dựng quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nước lưu vực sông, vùng trọng điểm. Căn cứ quy hoạch, các ngành, địa phương lập kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên phạm vi của mình; Việc xây dựng, nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lưu vực và của từng tiểu lưu vực để bảo đảm công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Quy hoạch phát triển nguồn nước, bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình; gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước. Việc xây dựng công trình trữ, giữ nước, điều hòa phân phối hợp lý nguồn nước khi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng tổng hợp, cho nhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn,.. là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh về nước, đồng bộ với phát triển nguồn nước.
Lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho từng lưu vực sông trên cơ sở cân đối khả năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sử dụng theo lưu vực sông, các ngành, địa phương phải tuân thủ kế hoạch điều hòa phân phối tài nguyên nước trong lưu vực; Tăng cường công tác quản lý nhu cầu dùng nước; có cơ chế để bảo đảm dùng nước có hiệu quả cao nhất và đủ nguồn nước trong năm.
Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hòa phân phối nguồn nước các hồ chứa lớn đa mục tiêu để tạo một nguồn cung cấp an toàn và hiệu quả cao nhất phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng của các ngành, địa phương trong mùa cạn kết hợp với phòng chống lũ, bảo đảm duy trì chế độ dòng chảy trên các sông chính trong vùng;
Xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nước theo đối tượnguử dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung (sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp…) và theo mức độ hạn hán thiếu nước;
Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, trước hết là thực hiện tốt việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của toàn xã hội;
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông, điều kiện tự nhiên. Xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước. ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trị cao;
Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao để khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước;
Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất và gây mưa nhân tạo trong những vùng hạn hán thường xuyên;
Khuyến khích các kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước;
Xây dựng cơ chế, bộ máy làm công tác quản lý hạn hán thiếu nước nói riêng và quản lý thiên tai nói chung. Dự báo, dự kiến diễn biến nguồn nước hàng năm khi xét các yếu tố ảnh hưởng như phát triển kinh tế - xã hội; tình trạng khai thác, sử dụng; khả năng suy thoái nguồn nước và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chúng ta có đủ nước. Chỉ lo không biết bảo vệ, bảo tồn, giữ, trữ nước và phân phối hợp lý trong năm cho các nhu cầu sử dụng.
Nguyễn Văn Huy(Tổng hợp)