• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đã áp dụng xử lý hình sự hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn

(Chinhphu.vn) – Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, thực phẩm, đồng thời nên xem xét áp dụng xử lý hình sự, đủ sức răn đe đối với những đối tượng kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

07/09/2019 07:02

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời cử tri tỉnh Vĩnh Long như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội khóa XIV về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Bên cạnh công tác hoàn thiện thể chế pháp luật; tăng cường chỉ đạo thực thi pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; đẩy mạnh thông tin, truyền thông về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thì công tác giám sát, cảnh báo, thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, xử lý nghiêm các vi phạm chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo quyết liệt đạt được một số kết quả như sau:

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan trực thuộc Bộ đã lấy mẫu giám sát đối với các sản phẩm chủ lực, tiêu dùng nhiều, nguy cơ cao nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo, truy xuất xử lý các mẫu không bảo đảm an toàn thực phẩm. Kết quả, không phát hiện chất cấm trong chăn nuôi, tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản vi phạm giảm so với cùng kỳ năm 2018 từ 1,7-22,3% theo các đối tượng được giám sát.

Trước tình hình tỷ lệ vi phạm giảm nhưng còn ở mức cao, Bộ đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp từ khâu đăng ký vào Danh mục, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông, sử dụng; tiếp tục tăng cường kiểm soát vệ sinh giết mổ và vận chuyển, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm.

Từ đầu năm đến nay, toàn ngành nông nghiệp đã kiểm tra 34.220 cơ sở, xử phạt hành chính 1.947 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (chiếm 5,68%), giảm 6,3% so với 6 tháng đầu năm 2018; số tiền phạt 9,63 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm 2018 (3,3 tỷ đồng).

Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công Thương…) và địa phương đưa các vụ việc vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm có dấu hiệu tội phạm để chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý theo Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Thực hiện đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất theo Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ đối với 4 tỉnh trọng điểm về tôm của cả nước (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng), qua kiểm tra, phát hiện 177 vụ việc, với trên 30 tấn nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất, xử phạt trên 5,4 tỷ đồng.

Hiện nay Bộ Công an được yêu cầu khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xác định tội danh đối với hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất và hướng dẫn xử lý theo Bộ luật Hình sự.

Cuối năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông điều tra, xác minh vụ việc trộn phế phẩm cà phê, lõi pin vào tiêu để tăng trọng lương, đưa ra xét xử và 5 bị cáo trong vụ án đã phải nhận mức án 7-8 năm tù theo Điều 317, tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Chinhphu.vn