• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đà Nẵng: Hơn 247.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay chính sách

(Chinhphu.vn) - Trong giai đoạn 2014-2024, tín dụng chính sách xã hội đã giúp cho hơn 247.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.

22/07/2024 17:13
Đà Nẵng: Hơn 247.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay chính sách- Ảnh 1.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Minh Trang

Ngày 22/7, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Theo chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Đà Nẵng, sau 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40-CT/TW đã tạo điểm tựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. 

Thành phố đang triển khai thực hiện 26 chương trình tín dụng, bao gồm 14 chương trình tín dụng chính sách của Trung ương và 12 chương trình tín dụng chính sách địa phương quy định.

Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2014 đến nay đạt 11.090 tỷ đồng với 247.164 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; doanh số thu nợ đạt 7.718 tỷ đồng.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hoàn thành đề án Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trước 2 năm, với 20.293 hộ thoát nghèo (có 6.514 hộ nghèo theo chuẩn Trung ương); tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 140.400 lao động; 10.946 học sinh, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập; cho vay xây dựng, nâng cấp, cải tạo 49.795 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường mới, qua đó bảo đảm an toàn về sức khỏe và phòng, chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Hòa Vang, góp phần vào thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Đà Nẵng: Hơn 247.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay chính sách- Ảnh 2.

TP. Đà Nẵng đang triển khai thực hiện 26 chương trình tín dụng từ vốn chính sách. Ảnh: VGP/Minh Trang

Tín dụng chính sách xã hội góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, "tín dụng đen", là một trong những "đòn bẩy" kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Theo ông Đoàn Ngọc Chung, Giám đốc chi nhánh NHCSXH TP. Đà Nẵng, thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành của Thành phố tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng mới phù hợp với nhu cầu của người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, trước mắt là các chương trình như cho vay đối với cán bộ công chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối với người lao động trong các doanh nghiệp…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Chỉ thị số 40-CT/TW đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả trên địa bàn Đà Nẵng. Thành phố cũng đã ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo quốc gia và đã bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng tại địa phương. Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ông Nguyễn Hồng Sơn đề nghị Thành phố cần tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thông qua việc nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là trong việc tiếp tục ủy thác nguồn vốn, huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách ủy thác cho NHCSXH. 

Lồng ghép tốt hơn nữa hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển, đặc biệt là với các chương trình mục tiêu quốc gia...; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, công tác sơ kết, tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình. 

Minh Trang