• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đại gia ngân hàng ‘thổi bay’ 15.500 tỷ như thế nào?

(Chinhphu.vn) - Các đại gia Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn đã gây thiệt hại cho các ngân hàng OceanBank, Trustbank, Ngân hàng Xây dựng tổng số tiền lên tới 15.500 tỷ đồng.

28/09/2017 16:12

Phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đang trong thời gian nghị án. Do đây là đại án kinh tế có tính chất rất phức tạp, hành vi phạm tội của bị cáo này liên đới đến hành vi phạm tội của bị cáo khác, trong đó có một số bị cáo như: Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn đang phạm tội trong vụ án kinh tế  này lại tiếp tục bị khởi tố trong một vụ án kinh tế khác với tính chất rất nghiêm trọng nên những diễn biến tiếp theo cần thời gian mới sáng tỏ.

Oceanbank chưa thu hồi được 500 tỷ

Điểm lại con đường phạm tội theo kiểu dây chuyền của hai “đại gia” Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn, báo CAND cho biết: Kết quả điều tra xác định, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Do muốn thâu tóm một số ngân hàng thương mại cổ phần về Oceanbank nên Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Oceanbank đến gặp Hứa Thị Phấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ (đại diện cho nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Đại Tín) đặt vấn đề giao lại ngân hàng này cho Thắm.

Sau khi cho người vào tiếp quản ngân hàng, Thắm phát hiện có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi nên thoả thuận chuyển nhượng lại Ngân hàng TMCP Đại Tín cho Phạm Công Danh, Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh (viết tắt là Công ty Thiên Thanh) với tổng giá trị hơn 4.600 tỷ đồng.

Tiếp quản Ngân hàng TMCP Đại Tín, Phạm Công Danh đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng.

Giữa tháng 11/2012, Thắm và Danh bàn bạc về việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ Oceanbank để tăng tính khả thi cho Ngân hàng TMCP Xây dựng. Do Danh không có tài sản thế chấp nên Thắm bảo Danh mượn tài sản của Phấn. Phấn đồng ý cho Danh mượn tài sản thế chấp là một số hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng dự án tại TP Hồ Chí Minh.

Thống nhất xong về việc vay vốn, Thắm và Danh bàn tiếp về việc sử dụng pháp nhân để vay tiền là Công ty TNHH Một thành viên Thương mại và dịch vụ Trung Dung (viết tắt là Công ty Trung Dung, do Danh lập và thuê Trần Văn Bình làm Tổng Giám đốc). Trong đó phần góp vốn của Bình là 250 tỷ đồng, tương đương 100% vốn điều lệ của Công ty Trung Dung.

Mặc dù Công ty Trung Dung không thực có vốn như trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không có bất kỳ hoạt động gì, nhưng Danh vẫn chỉ đạo Bình và các nhân viên Công ty Thiên Thanh làm báo cáo về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thuế của Công ty Trung Dung và các tài liệu khác theo yêu cầu của nhân viên Oceabank để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.

Từ các giấy tờ không có căn cứ này, Bình đã sử dụng để ký hợp đồng tín dụng với Nguyễn Văn Hoàn, lúc đó là Phó Tổng Giám đốc Oceanbank để vay 500 tỷ đồng và được Oceanbank giải ngân sau đó.

Số tiền 500 tỷ đồng này được Danh rút ra thanh toán cho 5 hợp đồng tín dụng của nhóm Phấn tại Ngân hàng TMCP Đại Tín. Đến nay Oceanbank không thu hồi được khoản vay trên.

Với hành vi như trên, Thắm, Danh và Phấn bị truy tố về tội vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179 BLHS). Quá trình xét xử vụ án này, Thắm bị Viện Kiểm sát đề nghị hình phạt từ 18-20 năm tù; Danh bị đề nghị hình phạt từ 16-17 năm tù; Phấn bị đề nghị từ 17-18 năm tù.

Phạm Công Danh gây thiệt hại 9.000 tỷ

Trước khi bị xét xử ở vụ án này, ngày 24/1/2017, Danh đã bị TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm và tuyên phạt 30 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS).

Theo bản án phúc thẩm này, Phạm Công Danh vào thời điểm là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng cùng đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước 9.000 tỷ đồng.

Trong đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank, bị cáo Hứa Thị Phấn bị Viện Kiểm sát truy tố đã cùng với các bị cáo khác sử dụng tài sản không có thật, chưa đủ tính pháp lý nhằm hợp thức hóa khoản vay để Danh sử dụng tiền vay thanh toán khoản nợ của Phấn khi mua lại Ngân hàng TMCP Đại Tín mà không vì mục đích như phương án vay.

Ngoài đề nghị trách nhiệm hình sự, Viện Kiểm sát còn đề nghị HĐXX buộc Phấn bồi hoàn khoản vay 500 tỷ đồng cùng lãi suất và mức tiền phạt theo quy định của ngành Ngân hàng.

Hứa Thị Phấn chiếm đoạt, gây thiệt hại trên 6.000 tỷ đồng

Trong khi bị cáo Phấn còn đang chờ phán quyết của HĐXX sơ thẩm trong đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank thì ngày 27/9, Cổng TTĐT Bộ Công an cho hay: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến hành vi của bà Hứa Thị Phấn và các đồng phạm theo Quyết định khởi tố VAHS số 05/HSST/QĐKTVA ngày 9/9/2016 của Hội đồng xét xử sơ thẩm giai đoạn I vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 25/9/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự, đồng thời ra các quyết định và lệnh tố tụng gồm:

Thứ nhất, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với 4 bị can, gồm: Hứa Thị Phấn, nguyên Cố vấn Cao cấp Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Tín; Bùi Thị Kim Loan, Thư ký của bị can Hứa Thị Phấn; Ngô Kim Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín và Lâm Kim Dũng, nguyên Giám đốc Công ty Lam Giang về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự sang tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hứa Thị Phấn và Lâm Kim Dũng.

Hai bị can Ngô Kim Huệ và Bùi Thị Kim Loan được xác định là đối tượng chính đã có hành vi giúp sức đắc lực cho bị can Hứa Thị Phấn chiếm đoạt và gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín trên 6.000 tỷ đồng nhưng hiện nay 2 bị can này có thái độ khai báo quanh co, không thành khẩn, ngoan cố che giấu hành vi phạm tội của bản thân và bị can Phấn, không hợp tác, gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả cho Nhà nước. Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bắt bị can để tạm giam.

Đồng thời cơ quan Cảnh sát điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với 14 đối tượng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Trong đó, 8 đối tượng nguyên là cán bộ, nhân viên Ngân hàng Đại Tín Chi nhánh Sài Gòn và Chi nhánh Lam Giang, gồm: Vũ Thị Như Thảo, nguyên Phó Giám đốc phụ trách kế toán nguồn vốn; Trần Thị Hoàng Nga, kế toán giao dịch; Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, kế toán giao dịch; Trần Ngọc Bích, kiểm soát kế toán; Trịnh Thị Hiền Trang, thủ quỹ phụ; Đường Bửu Nhìn, nhân viên kiểm ngân; Trần Điền Ngọc Hân, nhân viên kiểm ngân và Hà Thu Thảo, nhân viên kiểm ngân và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

6 đối tượng thuộc nhóm Phú Mỹ của bị can Hứa Thị Phấn, gồm: Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Ngô Kim Huệ, Ngô Nguyễn Đoan Trang, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Tín; Nguyễn Kim Thanh, nguyên Phó Phòng Đầu tư Ngân hàng Đại Tín; Hứa Thị Bích Hạnh, nguyên Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp Ngân hàng Đại Tín, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Phát triển Phú Mỹ và Lâm Hứa Quỳnh Trinh, nguyên Phó phụ trách Phòng Ngân quỹ Ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn và CN Lam Giang và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can Nguyễn Kim Thanh và Hứa Thị Bích Hạnh, áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam đối với bị can Ngô Nguyễn Đoan Trang và Lâm Hứa Quỳnh Trinh và Ngô Kim Huệ, riêng bị can Hoàng Văn Toàn đã bị áp dụng biện pháp tạm giam trong vụ án theo tội danh khởi tố trước đây.

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Ngày 26/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt và thi hành các quyết định và lệnh đối với các bị can đồng thời khẩn trương điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.