• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đăng ký khai sinh có bắt buộc nộp Giấy chứng sinh?

(Chinhphu.vn) -  Theo phản ánh của bà Trần Thị Thảo (TP. Hồ Chí Minh), quy định về Giấy chứng sinh tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 17/2012/TT-BYT của Bộ Y tế chưa có sự thống nhất, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh tại các địa phương sẽ khác nhau và người dân cũng gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính này.

23/01/2014 11:20
Ảnh minh họa

Bà Thảo nêu, theo quy định tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì người đi đăng ký khai sinh phải nộp cả Giấy chứng sinh, nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác, không phải cơ sở khám chữa bệnh thì người thân có trách nhiệm điền vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu, nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.

Bà Thảo cho rằng sự không thống nhất trong quy định về Giấy chứng sinh giữa hai văn bản nêu trên dẫn đến việc giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh tại các địa phương cũng khác nhau, đồng thời khiến người dân gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính này.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Thảo đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp giải quyết để tạo thuận lợi cho người dân.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Về nguyên tắc, Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư, nên trong trường hợp có nội dung chưa thống nhất giữa Nghị định và Thông tư thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định. Bộ Tư pháp cũng chưa nhận được phản ánh nào tương tự, các cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn thực hiện đúng quy định về đăng ký khai sinh của Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ .

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP quy định, người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục đăng ký khai sinh trong trường hợp sinh con ngoài cơ sở y tế (tại thời điểm Nghị định 06/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì Thông tư số 17/2012/TT-BYT của Bộ Y tế chưa được ban hành).

Điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT hướng dẫn: Trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.

Hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có được Giấy chứng sinh để xác định sự kiện sinh, làm cơ sở cho việc đăng ký khai sinh.

Do vậy, quy định về Giấy chứng sinh tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP và Thông tư 17/2012/TT-BYT được hiểu rằng, trong trường hợp trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, khi đăng ký khai sinh, người dân có thể nộp Giấy chứng sinh (được cấp theo quy định của Thông tư số 17/2012/TT-BYT) hoặc văn bản xác nhận của người làm chứng, nếu không có người làm chứng thì phải nộp giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Để hiểu thống nhất quy định trong 2 văn bản nêu trên, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải thích rõ hơn một số nội dung.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân