• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đánh giá hiệu quả sản xuất cây mắc ca

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đánh giá hiệu quả, giải pháp pháp triển cây mắc ca phù hợp, bền vững.

23/08/2016 16:44

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục đánh giá hiệu quả sản xuất của cây mắc ca để có các giải pháp phát triển phù hợp, hiệu quả, bền vững.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt quy hoạch trồng khoảng 9.940 ha mắc ca tại Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, trong đó vùng trồng tập trung lớn nhất là tại tỉnh Lai Châu với 950 ha.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy hoạch mắc ca dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng và phù hợp với định hướng phát triển của các địa phương này. Việc phát triển mắc ca phải gắn với tạo vùng nguyên liệu tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ để có thể nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

Theo quy hoạch đến năm 2020, vùng trồng tập trung dự kiến khoảng 2.350 ha; trong đó, Tây Bắc khoảng 1.800 ha, Tây Nguyên 550 ha. Vùng trồng xen với các loại cây trồng khác như cà phê, chè... dự kiến 7.590 ha, trong đó Tây Bắc là 1.650 ha và Tây Nguyên là 5.940 ha.

Các cơ sở chế biến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 có 6 cơ sở tại Tây Bắc (tỉnh Hòa Bình và Sơn La có 1 cơ sở; Điện Biên và Lai Châu mỗi tỉnh có 2 cơ sở). Vùng Tây Nguyên có 6 cơ sở (tỉnh Lâm Đồng có 2 cơ sở, các tỉnh khác mỗi tỉnh 1 cơ sở).

Minh Hiển