• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước

(Chinhphu.vn) - Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, các đại biểu Quốc hội cũng đề cập đến việc đánh thức 3 động lực nội sinh, đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch; đồng thời làm rõ hơn về một số lĩnh vực tiên phong chiến lược toàn diện để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

04/11/2024 15:48
Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước- Ảnh 1.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Tham gia thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn ĐBQH TPHCM) nhấn mạnh, trong một thế giới nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao trong 3 năm vừa qua (mỗi năm bình quân tăng tới 6%), kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và năm nay ước tăng khoảng 3,2%, Việt Nam nổi lên với nhiều điểm sáng.

Trong đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 4 bậc, chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc, chỉ số Chính phủ điện tử tăng 15 bậc, đặc biệt chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu tăng 8 bậc và đứng hạng thứ 17/194 quốc gia.

Đặc biệt, chúng ta tiếp tục duy trì ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và lạm phát được kiểm soát tốt trong 10 năm qua; bình quân từ năm 2015 đến nay lạm phát được kiểm soát ở mức 3%; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và xuất siêu liên tục từ năm 2016 đến nay; nợ công trên GDP được kéo giảm, tạo dư địa để chúng ta tiếp tục đầu tư các dự án lớn và kinh tế tăng trưởng khá, ước cả năm tăng trưởng khoảng 7% và phấn đấu hoàn thành 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2024.

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước- Ảnh 2.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TPHCM)

Trong năm 2025, đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% và phấn đấu cao hơn nữa, từ 7-7,5%; đồng thời góp ý về 3 động lực tăng trưởng chính.

Thứ nhất, về xuất khẩu, trong 9 tháng tiếp tục tăng trưởng 15,4%. Tuy nhiên, tỉ trọng khu vực trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 28%. 

"Vì vậy, cần phải có chính sách để kết nối FDI với các doanh nghiệp trong nước có chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp, dịch vụ phụ trợ công nghiệp vật liệu, phụ kiện. Đặc biệt quan tâm hơn nữa tới các sản phẩm mang thương hiệu Việt, nông sản, thủy sản. Đồng thời chú ý đến việc xuất khẩu tại chỗ, thông qua khuyến khích phát triển du lịch", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói. 

Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, tín hiệu mừng là thời gian gần đây các sản phẩm mang thương hiệu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm công nghệ số, công nghệ thông tin đã được xuất khẩu trên thị trường quốc tế với 1.500 doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, doanh thu ngày càng tăng. 

Thứ hai, tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục tăng lên, nhưng khu vực dân doanh thì tăng thấp, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Do đó, cần phải có những chính sách quan tâm tổng thể để tiếp sức cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đại biểu đánh giá việc Chính phủ và Quốc hội chuẩn bị thống nhất thông qua các dự án luật, các nghị quyết lần này là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện huy động được các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế.

Thứ ba, tiêu dùng nội địa tuy có sự phục hồi mạnh trong 9 tháng tăng trưởng 8,8%, nhưng so với trước dịch còn thấp vì trước dịch chúng ta tăng trưởng 2 con số. Do đó, cần phải có chính sách hỗ trợ cho tiêu dùng, nhất là vấn đề về giảm thuế cũng như khuyến khích vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, quan tâm đến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi người có công... 

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc là khuyến khích phát triển các động lực mới như là: KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn..., chúng ta cần phải đánh thức, phát triển 3 động lực nội sinh, đó là: khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. 

"Đây là những thế mạnh của Việt Nam  từ đặc điểm kinh tế chính trị - xã hội, điều kiện thiên nhiên... Ba lĩnh vực này mới thực sự là chủ công của đất nước. Do đó, rất mong Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa đến 3 lĩnh vực này", đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ.

Trong khi đó, đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) cũng đánh giá cao công tác điều hành rất chủ động và quyết liệt của Chính phủ trong thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội thời gian qua.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024, đại biểu Trình Lam Sinh đề xuất Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả các giải pháp tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống, nhất là xuất khẩu; đồng thời đẩy mạnh thực hiện các động lực tăng trưởng mới.

Đại biểu Trình Lam Sinh dẫn báo cáo của Chính phủ, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ở mức kỷ lục, điều này cho thấy sự phục hồi sản xuất trong nước và cầu tiêu dùng của các thị trường.

Trong đó, xuất khẩu khu vực FDI đạt tỉ trọng cao cho thấy các doanh nghiệp của khu vực này đang làm ăn rất tốt, trên cơ sở các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước; thể hiện qua việc nhiều tập đoàn lớn đến nghiên cứu và cam kết đầu tư trong các lĩnh vực điện tử, chip bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Tuy nhiên, theo đại biểu Trình Lam Sinh, các doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đại biểu mong muốn Chính phủ tiếp tục hỗ trợ về mặt chính sách, nhằm giúp các thành phần kinh tế trong nước tháo gỡ khó khăn; đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ quyết liệt hơn, nhằm bảo hộ và kích cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa giá rẻ từ nước ngoài, thông qua thương mại điện tử và mạng xã hội.

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước- Ảnh 3.

Đại biểu Lê Đào An Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên)

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi xanh

Trong khi đó, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) cũng nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành rất sát sao, quyết liệt, linh hoạt, cùng với sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp, nền kinh tế của nước ta được phục hồi và phát triển nhanh, có nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, có 14/15 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu khá rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, những nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025.

Nêu ý kiến về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đại biểu Mai Văn Hải cho rằng, dù gặp phải thiên tai, bão lụt, thời tiết có nhiều bất lợi nhưng sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp, thủy sản vẫn có mức tăng trưởng khá, an ninh lực lượng được đảm bảo, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới…

Tuy nhiên, theo đại biểu Mai Văn Hải, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn, sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quyết liệt, phong trào xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương có dấu hiệu chững lại…

Vì vậy, đại biểu Mai Văn Hải mong muốn Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo hướng giá trị gia tăng cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún…

Đồng thời cần sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2024, nhất là các văn bản thuộc thẩm quyền của các địa phương để đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, tiếp tục thực hiện tốt phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới…

Quan tâm tới tăng trưởng xanh, đại biểu Lê Đào An Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho biết, nội dung chuyển đổi xanh được xác định là một trong những động lực chính cho phát triển. Tuy nhiên ở cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng xanh dường như vẫn là một xu hướng của tương lai.

Theo đại biểu Lê Đào An Xuân, ở góc độ trung ương đã xác định rõ các mục tiêu, chỉ tiêu về định hướng xanh nhưng ở cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận thức chưa đồng đều, tăng trưởng xanh dường như vẫn là một xu hướng của tương lai.

Để các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với tiến trình chuyển đổi xanh, đại biểu Lê Đào An Xuân kiến nghị phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của nhà nước trong chuyển đổi xanh, thông qua các quy định về mua sắm công xanh. Trước mắt, ưu tiên xây dựng quy định về tỷ lệ chi tiêu cho mua sắm công xanh trong tổng chi mua sắm công; ưu tiên triển khai cho một nhóm sản phẩm công xanh, như tỷ lệ bắt buộc mua sắm các loại xe công sử dụng nguyên liệu sạch…

Đánh thức 3 động lực nội sinh để phát triển đất nước- Ảnh 4.

Đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang)

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục là điểm sáng

Đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) cho rằng, năm 2024, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục là điểm sáng, các hoạt động đối ngoại cấp cao diễn ra sôi động, cục diện đối ngoại không ngừng được mở rộng, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Việc triển khai đồng bộ toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế gắn với phát huy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế, triển khai các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương, cụ thể hóa các khuôn khổ đã được nâng cấp góp phần thực hiện các mục tiêu phục hồi tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững của đất nước.

Để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, nắm bắt thời kỳ lịch sử với quan điểm chỉ đạo đối ngoại là trọng yếu và thường xuyên, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong toàn hệ thống chính trị nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đảng là hết sức cấp bách.

Đại biểu đề xuất Chính phủ tiếp tục hoàn thiện quy chế thống nhất quản lý và triển khai các hoạt động đối ngoại, phát huy cao nhất mối quan hệ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; phối hợp hiệu quả giữa các trụ cột và các lĩnh vực đối ngoại.

Nâng cao hiệu quả và chiều sâu trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và văn hóa đối ngoại theo hướng hoạt động đối ngoại hỗ trợ bộ, ngành, địa phương khơi dậy động lực phát triển kinh tế, nắm bắt cơ hội. Hoạt động đối ngoại phải thực sự mang bản sắc dân tộc và thời đại, phát huy sức mạnh mềm để nâng cao uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế...

Hải Giang