• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đặt hàng địa phương quản lý đường ngang

(Chinphu.vn) – Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Tổng công ty ĐSVN rà soát, phân loại đường ngang để có thể giao dần cho địa phương quản lý, đồng thời nghiên cứu cơ chế đặt hàng hoặc khoán cho địa phương vận hành quản lý các đường ngang với điều kiện có đủ trang thiết bị.

11/06/2014 20:43

Chiều 11/6, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chủ trì cuộc họp nghiên cứu giao lại cho các địa phương quản lý và vận hành các đường ngang giao với đường sắt hiện có.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hàng năm trung bình có khoảng 500 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 200 người và bị thương 300 người. Các phân tích cho thấy, có tới 80% số vụ xảy ra có nguyên nhân tại các đường ngang dân sinh bất hợp pháp, nơi gần như "trắng” các loại biển báo.

Tổng công ty ĐSVN cho biết, trên mạng lưới đường sắt đó có 1.555 đường ngang các loại, trong đó 544 đường ngang có biển báo, 304 đường ngang cảng báo tự động, 654 đường ngang có người gác và 4268 đường dân sinh vượt qua đường sắt. Tại các đường ngang luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Để bảo đảm an toàn giao thông tại các nút đường ngang giao với đường sắt, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu, thời gian tới Tổng công ty ĐSVN cần rà soát tất cả các đường ngang và phân loại đường ngang để có thể giao dần cho địa phương quản lý.

Đồng thời nghiên cứu cơ chế đặt hàng hoặc khoán cho địa phương vận hành quản lý các đường ngang với điều kiện có đủ trang thiết bị. Còn việc duy tu bảo trì hệ thống phải do ĐSVN thực hiện.

Tổng công ty ĐSVN cũng cần xây dựng cơ chế giám sát quản lý đảm bảo an toàn giao thông, rà soát các quy định liên quan đến điều kiện an toàn trong phòng vệ đường ngang, chứng chỉ nghề của người thực hiện tổ chức phòng vệ đường ngang để xem xét, sửa đổi cho phù hợp.

 Ngoài ra, khi thực hiện việc giao cho địa phương quản lý vận hành các đường ngang có thể dẫn đến dôi dư một số lượng công nhân đường sắt tại các điểm gác chắn, Tổng công ty ĐSVN cần xây dựng phương án để giải quyết chế độ, chính sách cho các công nhân này.

PV