• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đất sạch có được coi là một loại phân bón?

(Chinhphu.vn) - Căn cứ quy định tại Luật Trồng trọt, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT thì đất sạch không phải là phân bón và không thuộc diện

21/11/2021 14:02

Theo phản ánh của Chi nhánh Công ty Luật TNHH An Phước (Hà Nội), thời gian qua, Công ty nhận được nhiều đề nghị tư vấn pháp lý để xin cấp giấy phép sản xuất mặt hàng đất sạch trước khi lưu hành ra thị trường.

Công ty tìm hiểu và được biết, hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, giải thích thuật ngữ sản phẩm đất sạch và chưa có quy định trực tiếp về công bố chất lượng sản phẩm đất sạch.

Theo chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, “đất sạch” trên thị trường tên đúng là “giá thể cây trồng" và được xếp vào một trong những loại phân bón.

Ngoài ra, Khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 quy định: “Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng".

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP cũng quy định: “Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”.

Từ ý kiến của chuyên gia, định nghĩa về phân bón và công dụng của sản phẩm đất sạch, Chi nhánh Công ty Luật TNHH An Phước nhận định đất sạch là một loại phân bón (thường là phân bón hữu cơ) và hồ sơ xin cấp phép sản xuất đất sạch cũng tương tự như hồ sơ tiến hành xin cấp phép các loại phân bón thông thường khác.

Việc một mặt hàng phổ biến là đất sạch chưa có quy định pháp lý cụ thể để phân loại, đánh giá, cấp phép sản xuất đang gây khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng một nền nông nghiệp xanh, tiên tiến của đất nước.

Chi nhánh Công ty Luật TNHH An Phước đề nghị cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Luật Trồng trọt, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT) ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/8/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đất sạch không phải là phân bón và không thuộc diện điều chỉnh của quy định pháp luật về phân bón.

Trường hợp các tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất, kinh doanh phân bón phải thực hiện theo quy định pháp luật về phân bón: Luật Trồng trọt năm 2018, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP; chỉ tiêu chất lượng phân bón tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT).

Chinhphu.vn