• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy nhanh triển khai thu phí tự động không dừng

(Chinhphu.vn) - Theo ý kiến của ông Nguyễn Đức Hoàng (Hà Nội), việc thu phí đường bộ và xử lý vi phạm giao thông hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu minh bạch, tốn chi phí và gây mất thời gian, phiền hà cho người tham gia giao thông khi xe phải dừng lại nộp phí.

13/04/2017 14:02

Từ lý do trên, ông Hoàng cho rằng cần áp dụng công nghệ khoa học để tối ưu hóa tự động trong công tác quản lý, thu phí, xử phạt vi phạm, tạo những ứng dụng tiện ích trong giao thông và minh bạch trong điều hành, quản lý. Cụ thể, ông đề xuất thực hiện phương thức thu phí và xử phạt thông qua tài khoản số điện thoại trả trước hoặc trả sau.

Về hình thức áp dụng, ô tô khi đi qua cổng tự động, thiết bị tự động xe nhận diện ô tô, biển số và truyền tín hiệu về tổng đài; tổng đài sẽ bắt đầu tính phí giao thông tùy theo từng cấp đường, loại đường tương ứng với quãng đường của từng loại phương tiện đi qua. Mức phí sẽ do Nhà nước quy định và được trừ vào tài khoản di động của người tham gia giao thông.

Với trường hợp vi phạm giao thông, khi phát hiện vi phạm, thiết bị tự động sẽ báo đến số điện thoại đăng ký lỗi vi phạm và khoản tiền xử phạt kèm theo mã số vi phạm của phương tiện. Người vi phạm được phép khiếu nại lỗi vi phạm trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, thông qua trung tâm giải quyết khiếu nại trên hệ thống tự động hoặc trực tiếp gặp nhân viên xử lý khiếu nại tại các trạm trên toàn quốc. Cú pháp khiếu nại sẽ do nhà mạng của trung tâm điều hành cung cấp và trung tâm tính tiền cho mỗi lần khiếu nại sai một khoản tiền do Nhà nước quy định (ví dụ: 5.000 đồng/lỗi vi phạm). Trường hợp khiếu nại đúng hệ thống sẽ hoàn lại tiền đã trừ trong tài khoản. Quyền lợi của khách hàng sẽ được một đơn vị kiểm soát độc lập tham gia bảo vệ lợi ích.

Hàng tháng, hệ thống tự động sẽ chuyển khoản số tiền thu phí giao thông cho các tổ chức, nhà đầu tư (BOT), quỹ bảo trì đường bộ... ứng với từng đoạn đường tính phí, sau khi trừ đi những khoản chi phí cho nhà cung cấp thiết bị, đơn vị quản lý... phí xử phạt vi phạm giao thông phân cấp cho các tỉnh hoặc nhà nước quản lý theo quy định.

Về đề xuất của ông Nguyễn Đức Hoàng, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:

Với công tác thu phí, hiện Bộ Giao thông vận tải đang đẩy nhanh tiến độ triển khai hình thức thu phí không dừng (áp dụng công nghệ thu phí trực tiếp qua tài khoản). Đối với đề xuất thu phí qua tài khoản điện thoại cần được nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý, tính kết nối đồng bộ của nhà cung cấp mạng điện thoại với hệ thống ngân hàng, nội dung này cần có lộ trình dài hạn để xem xét thực hiện.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, Chính phủ đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước nói chung, trong đó có việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thu phí (nay đã chuyển sang cơ chế giá kể từ ngày 1/1/2017) tự động không dừng tại các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông và minh bạch trong quá trình thu.

Ngày 14/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 675/TTg-KTN đồng ý chủ trương giao Bộ Giao thông vận tải triển khai Dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc - giai đoạn 1 áp dụng cho Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, với phạm vi dự án trước mắt áp dụng cho 28 trạm thu và sử dụng công nghệ thu giá tự động không RFID. Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là liên doanh Công ty cổ phần TASCO và Công ty cổ phần VETC để triển khai dự án. Đến nay, đã đưa vào vận hành thu giá không dừng tại 6 trạm thu, dự kiến trong năm 2017 sẽ đưa vào vận hành toàn bộ 28 trạm thu trong phạm vi dự án.

Khi áp dụng hình thức thu giá tự động không dừng, các chủ phương tiện khi đi qua trạm thu sẽ không phải dừng lại để trả tiền và dùng hình thức thanh toán điện tử để chi trả. Để sử dụng dịch vụ thu giá tự động không dừng này, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh RFID để dán lên kính trước xe kèm theo một tài khoản để giao dịch.

Tài khoản này có thể dễ dàng nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như nạp trực tiếp, qua mạng Internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại... Sau khi xe đã được dán thẻ RFID chạy qua trạm thu, hệ thống nhận diện xe bằng chụp biển số và hệ thống Antena sẽ phát tín hiệu để đọc thẻ E-tag. Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và tự động thu tiền từ tài khoản của chủ phương tiện.

Chức năng nạp tiền vào tài khoản giao thông đã được nhiều ngân hàng cài đặt trên ứng dụng Mobile Banking giúp chủ phương tiện có thể nạp tiền mọi nơi mọi lúc bằng điện thoại smart phone (khi có kết nối Internet) từ tài khoản của họ tại ngân hàng. Ứng dụng Quản lý tài khoản giao thông VETC trên điện thoại di động cũng cho phép các chủ phương tiện nạp tiền vào tài khoản giao thông từ các thẻ ATM của ngân hàng và có thể mua vé điện tử trên ứng dụng Mobile này. Các ứng dụng này có thể dễ dàng cài đặt trên các máy điện thoại di động kết nối Internet.

Như vậy, việc triển khai dự án thu giá tự động không dừng trên đã triển khai hình thức thanh toán điện tử thông qua rất nhiều kênh khác nhau, trong đó có kênh sử dụng điện thoại như ý tưởng của ông Nguyễn Đức Hoàng đã nêu ra.

Chinhphu.vn