• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển

(Chinhphu.vn) - Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) đang diễn ra là phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

03/10/2012 16:30

Nhân dịp Trung ương thảo luận Đề án "Phát triển khoa học công nghệ...", Cổng TTĐT Chính phủ giới thiệu một số bài viết xung quanh chủ đề này:

THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Chủ trương phát triển KH&CN đã được nêu ra từ rất sớm trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khoá VIII) ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và nhiệm vụ đến năm 2020 đã khẳng định quan điểm KH&CN “là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. CNH, HĐH đất nước phải bằng và dựa vào KH&CN”. Quan điểm đó được tiếp tục bổ sung, phát triển tại các văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (khoá IX), Đại hội Đảng lần thứ X, XI.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh,KH&CN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định KH&CN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững

Thành tựu

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đến nay hệ thống pháp luật về KH&CN đã được ban hành tương đối đầy đủ, với 8 đạo luật đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, môi trường thuận lợi để thúc đẩy KH&CN phát triển, đạt được một số kết quả nổi bật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và cải thiện đời sống của nhân dân. Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Khoa học tự nhiên đạt được một số thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của khoa học Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học, vật lý lý thuyết...

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, y - dược, thông tin và truyền thông. Có thể nêu một số thành tựu điển hình như: Ngành công nghiệp đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công cho các nhà máy thuỷ điện công suất lớn, đóng được loại tàu 53.000 tấn, tàu chở dầu thô 100.000 tấn, chế tạo giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước, phát triển công nghệ khai thác dầu trong đá móng nứt nẻ..; ngành nông nghiệp đã nâng giá trị gia tăng lên 30% nhờ tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao; ngành công nghệ thông tin và truyền thông đã nghiên cứu, sản xuất được phần mềm diệt virus BKAV cho máy tính, công nghệ Mobile Portal Socbay iMedia - phần mềm tin tức, giải trí tổng hợp dùng cho điện thoại di động, v.v.

Và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật nêu trên, nhìn chung KH&CN nước ta còn trầm lắng và tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động KH&CN còn mang nặng tính chất kinh viện, chưa gắn kết chặt chẽ, có hiệu quả với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp; thành tựu KH&CN đạt được còn cục bộ, chưa mang tính hệ thống, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN còn tồn tại nhiều bất hợp lý. Phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp còn trùng lặp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, rất ít nhiệm vụ KH&CN mang tầm quốc gia và quốc tế. Cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN, nhất là thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN còn rườm rà, phức tạp, không phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN, thậm chí nhà khoa học phải làm cái việc không muốn là “dối trá” thì mới hợp thức hoá định mức chi, nội dung chi để quyết toán nhiệm vụ KH&CN. Đầu tư cho KH&CN còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao. Hiện nay, tổng đầu tư xã hội dành cho KH&CN mới chỉ đạt sấp xỉ 1% GDP, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 2/3. So với các quốc gia đang phát triển khác thì mức đầu tư này là khiêm tốn, chẳng hạn ở Trung Quốc đạt khoảng 1,75% GDP, một số nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đạt khoảng trên 2% GDP và chủ yếu là từ doanh nghiệp...

Việc phân bổ nguồn kinh phí 2% ngân sách nhà nước dành cho KH&CN hàng năm theo quy định hiện hành cho 63 tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành và 2 viện quốc gia làm cho nguồn lực tài chính bị dàn trải, phân tán và nhiều trường hợp được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, nhất là ở các địa phương không thực sự có nhu cầu và tiềm lực KH&CN. Hệ thống tổ chức KH&CN tuy tăng nhanh về số lượng, đạt trên 1.600 tổ chức, nhưng chưa đồng bộ về các ngành, lĩnh vực do thiếu quy hoạch tổng thể. Việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm triển khai còn rất chậm. Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật và tiềm lực KH&CN quốc gia còn hạn chế, sử dụng chưa hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng 03 khu công nghệ cao quốc gia, 17 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Thị trường KH&CN ở nước ta mới được hình thành, chậm phát triển và còn ở trình độ sơ khai; giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn là các trang thiết bị, máy móc, dây truyền sản xuất toàn bộ, các giao dịch mua bán công nghệ ở dạng văn bằng sáng chế, bí quyết công nghệ, giải pháp hữu ích còn rất ít. Doanh nghiệp KH&CN chưa phát triển, số lượng còn quá ít nên chưa thúc đẩy gia tăng nhu cầu công nghệ trên thị trường.

Đề xuất giải pháp thúc đẩy khoa học và công nghệ

Bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức ngày nay đang tạo ra cơ hội và thách thức lớn đối với KH&CN nước ta. Để KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:

Nâng cao nhận thức xã hội, các cấp uỷ đảng, chính quyền và doanh nghiệp về vị trí, vai trò then chốt của KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần coi phát triển và đẩy mạnh ứng dụng KH&CN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm; gắn mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN với các mục tiêu, nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động KH&CN, coi đây là khâu đột phá để phát triển và nâng cao hiệu quả KH&CN, trong đó, trọng tâm là đổi mới phương thức đầu tư, cơ chế tài chính và chính sách đối với cán bộ KH&CN.

Việc phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN hàng năm cần phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu trong từng giai đoạn; căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí KH&CN của Bộ, ngành, địa phương để có những điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả nguồn vốn này. Cơ chế tài chính của hoạt động KH&CN, nhất là đối với các nhiệm vụ KH&CN cần phải linh hoạt, kịp thời theo tiến độ đặt hàng hoặc đề xuất, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết, trực tiếp hoặc lâu dài của mỗi loại nhiệm vụ. Nội dung, định mức chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ KH&CN cần đơn giản hoá, phù hợp với thực tiễn và đặc thù của hoạt động KH&CN.

Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KH&CN, nhất là từ doanh nghiệp. Có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo sức ép buộc doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ và trở thành nơi cung cấp, sử dụng công nghệ lớn trên thị trường, trong đó các doanh nghiệp KH&CN đóng vai trò nòng cốt.

Đổi mới phương thức xây dựng và triển khai các nhiệm vụ KH&CN theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu. Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách, quốc phòng, an ninh và mục đích công cộng cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cần hướng vào đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương. Tập trung nguồn lực để nghiên cứu phát triển các hướng KH&CN trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại, phát triển công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá vào sản xuất và đời sống nhằm tạo ra những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thiết thực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hoá phương thức triển khai nhiệm vụ KH&CN như giao, khoán, đấu thầu, đặt hàng... cùng với cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm KH&CN cuối cùng, trong đó đẩy mạnh thực hiện phương thức đặt hàng nhiệm vụ, sản phẩm KH&CN gắn với trách nhiệm của người đặt hàng, tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong việc sử dụng kết quả phục vụ phát triển đất nước, các ngành và các địa phương.

Xây dựng và thực thi chính sách phát hiện, thu hút, đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ KH&CN trình độ cao, có kết quả  nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, có sản phẩm khoa học có giá trị đối với đất nước. Tạo điều kiện thuận lợi để trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về KH&CN, đặc biệt là với các địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn cần khai thác, giải mã và chuyển giao để phục vụ yêu cầu đổi mới công nghệ trong nước, nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

KH&CN sẽ thực sự trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế nếu đáp ứng nhu cầu của thị trường, được doanh nghiệp ứng dụng và sử dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao. Chỉ có thông qua doanh nghiệp, KH&CN mới được “vật chất hoá” và thực sự phát huy đầy đủ được sức mạnh của mình./.

TS. Trần Đắc Hiến (Vụ Khoa giáo - Văn xã, Văn phòng Chính phủ)