• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề nghị phê chuẩn Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp

(Chinhphu.vn) – Chính phủ vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch nước phê chuẩn Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp.

04/09/2012 16:38

Nghị định thư đã được Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN ký tại Hà Nội ngày 8/4/2010 và hoàn tất tháng 4/2012.

Nghị định thư gồm: Văn bản chính Nghị định thư quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp có thể được sử dụng, tiến trình đi đến các biện pháp đó cũng như nguyên tắc chung bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp vận hành đến khi đạt được giải pháp; các phụ lục đính kèm.

Sau khi có hiệu lực, Nghị định thư sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để giúp các quốc gia thành viên ASEAN giải quyết kịp thời, hiệu quả các tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục… và liên quan đến giải thích và áp dụng Hiến chương ASEAN và các điều ước quốc tế khác của ASEAN, do cả 10 quốc gia thành viên ASEAN ký kết, qua đó góp phần duy trì ổn định, đoàn kết trong ASEAN.

Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Nghị định thư như một công cụ để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của mình.

Cùng với việc thông qua các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế của ASEAN năm 1996 và 2004, Nghị định thư này là một bước hoàn thiện “công cụ” giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình hợp tác ASEAN.

Cũng sau khi Nghị định thư có hiệu lực, Việt Nam có quyền cử 10 cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 11 của Nghị định thư để đăng ký vào danh sách các cá nhân có thể được lựa chọn làm trọng tài viên của ASEAN, qua đó mở ra cơ hội cho trọng tài viên người Việt Nam tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khu vực.

Thanh Hoài