• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất BHYT chi trả cho bệnh nhân điều trị vô sinh

(Chinhphu.vn) – Vợ chồng bà Mai Trang (maitrang0609nb@...) có dự định dùng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để sinh con nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Bà Trang đề nghị Bộ Y tế nên bổ sung quyền lợi của người tham gia BHYT đối với những cặp vợ chồng vô sinh.

03/03/2014 11:20

Về vấn đề này, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội – Bộ Y tế có ý kiến trả lời như sau:

Kiến nghị của bà Trang về bổ sung quyền lợi của người tham gia BHYT đối với những cặp vợ chồng vô sinh là hoàn toàn chính đáng và cũng là mong muốn của ngành Y tế trong việc từng bước mở rộng quyền lợi về BHYT. 

Tuy nhiên, việc quy định phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT phải căn cứ vào mức đóng và khả năng chi trả của Quỹ BHYT. Tại thời điểm xây dựng Luật BHYT năm 2008, trong điều kiện nguồn quỹ đang bội chi 650 tỷ đồng, hơn nữa việc điều trị vô sinh có nhiều phương pháp, chi phí bình quân 1 trường hợp khoảng 30 triệu đồng - 40 triệu đồng/1 lần và tỷ lệ thành công dao động khoảng 15 - 30% số ca.

Vì vậy, để đảm bảo cân đối thu chi của quỹ BHYT trong điều kiện nguồn quỹ BHYT còn hạn hẹp, Luật BHYT quy định Quỹ BHYT tập trung chi trả cho chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển… mà chưa trả cho việc khám sức khỏe định kỳ và một số dịch vụ khác trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe như điều trị vô sinh.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT để trình Quốc hội xem xét về vấn đề này.

Chinhphu.vn